TẠI SAO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ KÍCH HOẠT NGÀNH NHƯỢNG QUYỀN?
NỖI SỢ MANG TÊN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ?
Khủng hoảng kinh tế khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp chững lại
Nhiều doanh nghiệp đang “ngán ngẩm” trước hoạt động kinh doanh đang chững lại, phải thu hẹp quy mô hoạt động, thậm chí phải tạm ngừng kinh doanh.
Khủng hoảng kinh tế tác động đến xã hội như thế nào?
Dù doanh nghiệp hay cá nhân đang kinh doanh, giai đoạn khủng hoảng kinh tế luôn là nỗi bất an lớn, khiến cho hoạt động kinh doanh trì trệ, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu, thậm chí là tạm ngừng kinh doanh trước làn sóng khủng hoảng của kinh tế.
Làn sóng trả lại mặt bằng nhà mặt phố “càn quét” TP.HCM
Khủng hoảng kinh tế xảy ra khi giá trị của các tài sản sụt giảm, kéo theo tình trạng mất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế rất đa dạng, nhưng chủ yếu xảy ra bởi năm nguyên nhân sau: Khủng hoảng tài chính, bong bóng kinh tế, lạm phát, giảm phát và cắt giảm chi tiêu do tác động bởi quy luật cạnh tranh và sản xuất vô chính phủ. Điều này dẫn đến hàng hóa ứ đọng, sản xuất bị thu hẹp, xí nghiệp đóng cửa, gia tăng tình trạng thất nghiệp và rối loạn thị trường..., nặng nề hơn là thị trường chứng khoán bị sụp đổ, xảy ra các vụ vỡ nợ và tình trạng khủng hoảng tiền tệ.
Điển hình vào năm 2007-2008, tình trạng bong bóng nhà đất ở Mỹ đã sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam một cách sâu sắc.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 gặp nhiều thăng trầm
Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 được đánh giá nhiều thăng trầm đậm nét. Ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid-19 cùng nhiều biến động về địa chính trị thế giới đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp.
7 tháng đầu năm, có hơn 10.400 doanh nghiệp giải thể. Ảnh: Tổng cục Thống kê
Theo số liệu thống kê tình hình đăng ký doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số doanh nghiệp thành lập mới không cao hơn chỉ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân trong một tháng có đến 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…
Ngoài ra, Việt Nam không chỉ đối mặt với đại dịch Covid-19 mà còn đối mặt với thách thức đến từ tác động của cuộc đối đầu của Mỹ - Trung, xung đột của Nga - Ukraine, tác động của biến đổi khí hậu, nền kinh tế lạm phát ngày càng cao và sự tăng trưởng thấp.
Đứng trước những tác động đó, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề với các số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, giai đoạn 2015-2019, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, bình quân các năm tăng 7.09%, nhưng đến năm 2020-2021 mức tăng trưởng chỉ đạt 2,87% và 2.56% do đại dịch Covid-19.
Nền kinh tế Việt Nam trong nửa tháng đầu năm 2023 chưa có nhiều cơ hội phát triển sau khi kết thúc đại dịch Covid-19. Đứng trước tình hình đó, mô hình nhượng quyền thương hiệu lại trở thành “cần câu” ít mạo hiểm của nhiều nhà đầu tư.
Xem thêm:
-
KINH TẾ TRUNG QUỐC GIẢM TỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
-
XU HƯỚNG TIÊU DÙNG 2023 VÀ 3 LƯU Ý TRONG KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
3 XU HƯỚNG TẤT YẾU KHI KINH TẾ GẶP KHỦNG HOẢNG
Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu bật dậy trước làn sóng suy thoái kinh tế
Trái ngược với tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động khiến nhiều người lao động đối mặt với làn sóng sa thải, nhiều nhà đầu tư đã nhanh tay chớp lấy cơ hội ký kết mở các chi nhánh nhượng quyền, kinh doanh chuỗi cửa hàng cùng mang một thương hiệu lớn.
Đâu là những lý do thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhượng quyền trở nên “đắt khách” trước nền kinh tế “chững” như hiện tại? Hãy cùng hệ thống nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink tìm hiểu ngay!
-
Cơn bão sàng lọc doanh nghiệp
Có đến 135,1 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2023
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường "đắm chìm" vào nhu cầu cơ bản về tài chính. Mặc dù các doanh nghiệp có thể nhận thức được những "lỗ hổng" liên quan đến nền tảng kinh doanh, nhưng đứng trước áp lực kiếm tiền, nhiều chủ doanh nghiệp không còn cơ hội hoặc thời gian để nhìn nhận và sửa chữa nền tảng của mình.
Chính sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 và đợt khủng hoảng kinh tế hiện nay đã khiến họ phải chững lại và nhận ra cần thay đổi mô hình kinh doanh, cải thiện bộ máy quản trị và đổi mới cách tiếp cận khách hàng.
-
Nền tảng công nghệ và hệ thống lên ngôi
Nhiều doanh nghiệp chú trọng xây dựng nền tảng và hệ thống chuyên nghiệp
Ngày nay, mô hình kinh doanh đòi hỏi sự ổn định và linh hoạt. Nhiều doanh nghiệp xây dựng nền tảng và hệ thống chuyên nghiệp để đối mặt với các thách thức không ngừng từ thị trường. Đồng thời, đầu tư xây dựng nền tảng và hệ thống kinh doanh cũng là cách thức tăng cường khả năng đối mặt khủng hoảng. Mặt khác, có nền tảng và hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp giúp hoạt động kinh doanh trở nên tối ưu hóa chi phí và quản lý hiệu quả hơn.
Đây cũng chính là lý do lớn khiến cho mô hình nhượng quyền trở nên hấp dẫn hơn với nhiều nhà đầu tư. Tham gia mô hình nhượng quyền, nhà đầu tư không chỉ được quyền sử dụng một thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường, mà còn được hưởng lợi từ quy trình và hệ thống đã được kiểm chứng trước đó.
-
Làn sóng sa thải người lao động
Ngày càng có nhiều người lao động bị sa thải trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
"Nghỉ việc" khiến nhiều người phải đối mặt với thách thức cuộc sống, nhưng đồng thời cũng là khoảng thời gian giúp những ai muốn thay đổi cuộc sống, đang tìm kiếm cách thức kinh doanh độc lập và an toàn tiếp cận các cơ hội mới trong ngành nhượng quyền. Đây được xem là sự lựa chọn an toàn, không buộc người tham gia phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn khi mới bắt đầu kinh doanh. Nhà đầu tư có thể kế thừa một thương hiệu có tiếng trên thị trường, được thị trường đón nhận, và nhận hỗ trợ từ hệ thống chuyên nghiệp.
NHƯỢNG QUYỀN TRỞ NÊN LINH HOẠT TRONG CƠN BÃO KHỦNG HOẢNG
Nhượng quyền thương hiệu trở thành kênh đầu tư phù hợp với mức chi phí linh hoạt
Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu không còn là một mô hình "cứng nhắc", các chương trình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây đã được nhiều doanh nghiệp xây dựng có bài bản và dần hoàn thiện với nhiều sự lựa chọn đầu tư dành cho các đối tác. Đồng thời, đánh giá theo từng khu vực địa lý, ngành hàng mà chi phí nhượng quyền được xem xét khác nhau, nhằm hỗ trợ nhiều đối tác tại nhiều nhà đầu tư tại các tỉnh thành toàn quốc tiếp cận dễ dàng hơn với các gói nhượng quyền.
Với mong muốn để nhiều thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận đến chương trình giảng dạy Anh ngữ toàn diện đạt chuẩn, Amslink đã xây dựng nên các chương trình giảng dạy cốt lõi, yếu tố tạo nên thành công của Amslink trên chặng đường giáo dục 12 năm. Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với những nhà đầu tư đam mê giáo dục, Amslink xin gửi đến đối tác đang quan tâm chương trình nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink 4 gói đầu tư: Standard - Economy - Advance - Premium với chi phí nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink linh hoạt chỉ từ 280.000.000đ, cùng 6 chương trình giảng dạy đạt chuẩn đã được kiểm chứng và thành công tại Hệ thống trung tâm Amslink.
-
Chương trình Ngữ pháp Tiểu học (Điều kiện + Cận chuyên)
-
Chương trình Ngữ pháp THCS (Điều kiện + Cận chuyên)
-
Chương trình Luyện đề (Luyện thi vào 10)
-
Chương trình Giao tiếp Cambridge (MN, TH, THCS)
-
Chương trình Ielts
-
Chương trình đội tuyển Anh Chuyên
Hợp tác nhượng quyền mở trung tâm tiếng Anh cùng Amslink, Quý đối tác sẽ làm chủ trung tâm tiếng Anh với sự đồng hành hỗ trợ 1-1 trong suốt quá trình hợp tác.
NHẬN TƯ VẤN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK |
Theo dõi Fanpage Nhượng quyền Trung tâm Tiếng Anh Amslink để biết thêm nhiều thông tin về xu hướng thị trường và kinh tế.
Mọi chi tiết về chương trình nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/ hoặc liên hệ đến Hệ thống nhượng quyền Anh ngữ Amslink tại Fanpage Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh Amslink.