SẬP BẪY FOMO KHIẾN NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH VỠ MỘNG
Lời quảng cáo nhượng quyền kinh doanh “chỉ 1 vốn 4 lời, hoàn vốn trong vòng 4-6 tháng” liệu có đúng với thực tế hay chỉ là miếng "bánh vẽ" của các doanh nghiệp?
NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH - ĐIỂM SÁNG TRONG BỐI CẢNH KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ
Nhượng quyền kinh doanh - điểm sáng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn ở hầu hết các lĩnh vực và các ngành hàng khác nhau, thì mô hình nhượng quyền kinh doanh đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư vì sự ổn định và hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống như trà chanh, trà sữa, sữa chua trân châu.... Điểm chung của các mô hình này là phí nhượng quyền từ 20 – 100 triệu đồng, chi phí đầu tư quán từ 200 – 600 triệu đồng, với quảng cáo mức doanh thu khủng, thời gian hoàn vốn nhanh.
Nhưng nhượng quyền kinh doanh có siêu lợi nhuận như quảng cáo thật hay không? Hãy cùng Nhượng quyền Amslink tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây.
NHƯỢNG QUYỀN TRÀ CHANH, TRÀ SỮA LIỆU CÓ “NGON ĂN” NHƯ QUẢNG CÁO
Nhượng quyền trà chanh có “ngon ăn” như quảng cáo
Hầu hết các hình thức nhượng quyền thương hiệu trà sữa, trà chanh bình dân thu hút lượng lớn nhà đầu tư vì có mức phí nhượng quyền phá hấp dẫn, dao động từ 20-100 triệu đồng. Mức đầu tư vào những loại hình với giá nhượng quyền thấp thì đi cùng với mức đầu tư về cơ sở vật chất khá thấp và rào cản gia nhập thấp nên mở ra cơ hội cho nhiều người tham gia kinh doanh dễ dàng. Bên cạnh đó, khâu vận hành cũng dễ kiểm soát hơn với người nhận quyền vì mô hình nhỏ lẻ, quy mô bé và sản phẩm đơn giản nên việc vận hành cũng đơn giản hơn nhiều.
Tuy nhiên, nhượng quyền tràn lan dẫn đến nhiều cơ sở cùng một thương hiệu cạnh tranh lẫn nhau với nhiều hình thức giảm giá, hay công ty tổng bán phá giá, thu phí tư vấn lên đến gần trăm triệu/ năm nhưng khi cần hỗ trợ lại không có sự hồi đáp. Đặc biệt, nhiều nơi đưa ra những quảng cáo “quá hời” chỉ 1 vốn 4 lời, hoàn vốn trong vòng 4-6 tháng để “dụ” người kinh doanh.
Và những loại hình nhượng quyền kinh doanh này đều hướng đến các sản phẩm có tính xu hướng mạnh bắt đúng nhu cầu và vào đúng thời điểm kinh doanh hiệu quả, khiến nhiều người kinh doanh mắc bẫy tâm lý FOMO - Hội chứng sợ bỏ lỡ.
SẬP "BẪY" FOMO - NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH VỠ MỘNG
Nhiều nhà đầu tư F0 vỡ mộng trước làn sóng FOMO nhượng quyền kinh doanh
FOMO - Fear of missing out là nỗi sợ khi bỏ lỡ hoặc mất cơ hội. Đây vốn là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư thấp thỏm, lo lắng. Đặc biệt với những người chưa có nhiều kinh nghiệm và không có chiến lược đầu tư rõ ràng thì rất dễ bị hiệu ứng tâm lý này tác động.
Nhiều cửa hàng trà chanh, sữa chua trân châu, rau má,... mở ra hàng loạt khiến nhiều nhà đầu tư F0 vội vàng sợ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh “hời” mà sẵn sàng chi một số vốn không nhỏ đầu tư vào các sản phẩm "theo trend".
Nhưng khi quá nhiều cửa hàng chung một thương hiệu và ở cùng một khu vực thì sẽ thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thương hiệu đã từng gây sốt trên thị trường Việt Nam như:
-
Sữa chua Trân châu Hạ Long: Từ cuối năm 2019, sữa chua Trân châu Hạ Long chính là “làn sóng mới” thu hút sự quan tâm của nhiều thực khách. Và một chiến dịch nhượng quyền đã hình thành và gây sốt khi đạt mức tăng trưởng chóng mặt. Trân châu Hạ Long nhanh chóng mở hơn 200 cửa hàng. Tuy nhiên, chỉ qua cuộc thanh lọc từ Covid - 19, tốc độ phát triển chuỗi cửa hàng đã dừng lại và cắt nhiệt đột ngột. Thực tế, việc mở cửa ồ ạt và nhanh chóng của hàng loạt cửa hàng trong một khoảng thời gian ngắn khiến cho khách hàng bị phân bổ nhiều và người nhận quyền sẽ loay hoay tìm cách giải cho bài toán khách hàng.
Sữa chua trân châu Hạ Long gặp khó khăn khi mở quá nhiều cơ sở trong thời điểm ngắn
-
Caffé Bene: Gia nhập vào thị trường Việt khi làn sóng sao Hàn đang hot là lý do khiến nhiều người Việt hiếu kỳ với thương hiệu Caffé Bene. Nhưng chuỗi cửa hàng cà phê được mệnh danh là “Starbucks Hàn Quốc” này đã phải giảm mục tiêu phát triển quy mô cửa hàng xuống còn ⅓ (số cửa hàng thực tế còn ít hơn) khi từng có kế hoạch phát triển lên đến 300 cửa hàng chỉ trong 5 năm tại Việt Nam. Nguyên do khiến Caffé Bene không thể đứng vững tại thị trường Việt có thể là không đáp ứng được khẩu vị cà phê của người Việt và cũng như gặp trở ngại khi cạnh tranh với các “ông lớn” nội địa có cùng phân cấp.
Caffé Bene phải giảm mục tiêu mở rộng quy mô xuống còn ⅓ chỉ sau một năm hoạt động
-
Trà sữa Ten Ren: Từng là cơn sốt của giới trẻ từ năm 2017, nhưng thương hiệu trà sữa Đài Loan này đã phải đóng cửa toàn bộ chuỗi 23 cửa hàng chỉ sau 2 năm hoạt động. Mặc dù là thức uống được giới trẻ thích thú nhưng Ten Ren lại không có “món ruột” để ghi điểm trong khẩu vị người dùng. Bên cạnh đó, thiết kế của chuỗi cửa hàng Ten Ren cũng chưa thực sự để lại ấn tượng cho khách hàng.
Trà sữa Ten Ren phải đóng cửa toàn bộ chuỗi 23 cửa hàng chỉ sau 2 năm hoạt động
Dù từng là cơn sốt trên thị trường Việt, nhưng có thể thấy hàng loạt cửa hàng nhượng quyền thương hiệu vẫn khó sống sót khi chưa đầu tư nhượng quyền bền vững. Và hầu hết, khi chạy theo loại hình kinh doanh FOMO thì thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian không dài vì số lượng cửa hàng kinh doanh cùng một sản phẩm quá nhiều nhưng nhu cầu lại ngày càng giảm và chạy theo “trend” mới, khiến nhiều người vỡ mộng.
Do đó, nhà đầu tư cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, tránh chạy theo loại hình kinh doanh FOMO không mang tính bền vững.
NHƯỢNG QUYỀN GIÁO DỤC - LOẠI HÌNH KINH DOANH DÀNH CHO NGƯỜI CÓ TẦM NHÌN XA
Nhượng quyền giáo dục - loại hình kinh doanh dành cho người có tầm nhìn xa
Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm loại hình kinh doanh bền vững và lâu dài, có khả năng thu hồi vốn cao trong tương lai thì loại hình nhượng quyền kinh doanh Giáo dục chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Kinh doanh giáo dục là lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất trong thị trường hiện nay. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy 47% chi tiêu của mỗi gia đình Việt Nam đều là đầu tư cho nền giáo dục. Bên cạnh đó, lượng cung và cầu không cân xứng khi các doanh nghiệp càng ngày càng mong muốn tìm kiếm nhiều nhân tài hơn, nhưng nhiều học sinh, sinh viên và người lao động chưa thỏa mãn đủ điều kiện của các doanh nghiệp.
TIỀM NĂNG CỦA KINH DOANH TRUNG TÂM NHƯỢNG QUYỀN TIẾNG ANH TẠI VIỆT NAM
Trước thời điểm Covid - 19 diễn ra, đề án Ngoại ngữ Quốc Gia (2008 – 2020) đã được nhiều nhà chuyên môn đánh giá không thành công vì năng lực ngoại ngữ của người Việt đang còn hạn chế.
Theo báo cáo của Education First (EF) mới nhất năm 2022, Việt Nam đang có mức thông thạo tiếng Anh 502/700 điểm, xếp thứ 60/111 thế giới, 7/24 châu Á về chỉ số EF English Proficiency Index, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của công ty English First (Thụy Điển).
Việt Nam đang có mức thông thạo tiếng Anh 502/700 điểm, xếp thứ 60/111 thế giới, 7/24 châu Á về khả năng tiếng Anh
Thống kê cho thấy, trình độ tiếng Anh tại Việt Nam vẫn đang còn thấp so với các nước khảo sát khác trên Thế Giới. Điều đáng buồn này đã góp phần tạo nên một thị trường đào tạo tiếng Anh (English Language Training) màu mỡ trên thị trường Việt Nam dành cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh thu của các trung tâm Anh ngữ lớn tại Việt Nam đều có số liệu báo cáo tăng trưởng trong nhiều năm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, thị trường đầu tư giáo dục nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng ở Việt Nam thực sự đang rất tiềm năng. Lý do không chỉ bởi quy mô dân số gần 100 triệu người, hay cơ cấu dân số trẻ dưới độ tuổi dưới 24 tại Việt Nam đang chiếm khoảng hơn 40% mà còn là chính sách cam kết ưu tiên đầu tư cho giáo dục hàng năm từ chính phủ Việt Nam chiếm khoảng 20% ngân sách - một con số tương đối lớn. Cùng với những lợi thế tiềm năng đó, tầng lớp người giàu cũng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, kéo theo nhu cầu đầu tư học tiếng Anh cho con cái tại các hệ thống giáo dục theo chuẩn quốc tế cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ.
TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC NHƯỢNG QUYỀN TRUNG TÂM TIẾNG ANH AMSLINK
Hệ thống Anh ngữ Quốc Tế Amslink đang tìm kiếm đối tác chiến lược trên toàn quốc
Amslink - Hệ thống Anh ngữ Quốc tế được thành lập và điều hành bởi một nhóm cựu học sinh khối chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, đang tìm kiếm đối tác nhượng quyền trung tâm tiếng Anh trên toàn quốc.
Với hơn 11 năm chuẩn bị và đối mặt với hàng loạt thách thức khó khăn trong đại dịch Covid-19, Amslink đã khẳng định chiến lược kinh doanh của hệ thống là hoàn toàn đúng đắn khi vẫn duy trì và phát triển 8 cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Nội và thành công mở thêm chi nhánh tại 2 tỉnh miền Trung. Để tiếp nối thành công khi được 50.000++ phụ huynh và học viên tin tưởng và trải nghiệm môi trường đào tạo Anh ngữ theo chuẩn quốc tế, Amslink đang tìm kiếm đối tác nhượng quyền giáo dục trên toàn quốc cùng mở trung tâm tiếng Anh với khởi điểm ở vị thế đầu ngành thay vì mạo hiểm xây dựng từ con số 0.
Gia nhập thị trường kinh doanh giáo dục tiếng Anh cùng Amslink, quý đối tác sẽ không chỉ thu về những con số lợi nhuận mà còn được hỗ trợ giải pháp phát triển nhượng quyền kinh doanh trung tâm tiếng Anh Amslink:
-
Cung cấp chương trình giáo dục - đào tạo độc quyền của Amslink
-
Hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch truyền thông thương hiệu
-
Xây dựng quy trình vận hành tinh gọn và hiệu quả
-
Đào tạo nhân sự, quản lý cấp cao chuyên nghiệp, bài bản
-
Hỗ trợ tối đa từ khi thành lập đến khi vận hành thành công
Quý đối tác để lại thông tin tại https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/
Hoặc liên hệ đến fanpage: https://bit.ly/Amslink-FanpageNhuongQuyen để được hỗ trợ nhanh nhất.