CUỘC CHIẾN GIÁ TẠI MIXUE: BÀI HỌC KHI KINH DOANH GIÁO DỤC
Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu không đơn thuần chỉ bỏ tiền và chờ ngày kiếm lời. Đằng sau những bản hợp đồng luôn có những cái khiến nhiều nhà đầu tư “vỡ mộng” nếu không tìm hiểu kỹ!
NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN GIÁ CẢ CỦA MIXUE KHIẾN NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ “CHOÁNG VÁNG”
Chủ cửa hàng nhượng quyền Mixue tập trung đòi quyền lợi
Với mức giá này và chỉ được trợ giá khoảng 8% chi phí nguyên vật liệu thì chủ cửa hàng sẽ chịu thiệt và mục tiêu hoàn vốn gần như mất khả thi.
Anh Trung - chủ 3 cửa hàng Mixue - bức xúc khi công ty giảm giá bán
Mặc dù đã đấu tranh để đòi quyền lợi, nhưng chủ đầu tư vẫn phải ngậm ngùi giảm giá vì trong điều khoản hợp đồng nêu bên bán nhượng quyền toàn quyền quyết định việc thay đổi giá menu, cửa hàng không thể can thiệp.
Trong khi đó, để mở một cửa hàng nhượng quyền Mixue, toàn bộ chi phí quảng cáo, bảng biển khi chạy chương trình, các chủ đầu tư sẽ phải tự bỏ 100% chi phí. Do vậy, số tiền đầu tư ban đầu cho mỗi cửa hàng Mixue đều là khá lớn, khoảng trên dưới 1 tỷ đồng tùy vào quy mô.
(Thông tin các khoản phí đầu tư cửa hàng nhượng quyền Mixue:
- Phí nhượng quyền: 46 - 88 triệu đồng
- Nguyên liệu đầu vào: khoảng 150 triệu đồng
- Quỹ bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu đồng
- Nội thất: khoảng 150 - 300 triệu đồng
- Thiết kế theo quy chuẩn của Mixue: khoảng 150 - 300 triệu đồng
- Đầu tư máy móc: 300 triệu đồng
Và tất cả các khoản chi phí này đều phải thanh toán một lần vào thời điểm trước khi cửa hàng hoạt động.)
Đứng trước bài học cuộc chiến về giá của Mixue khiến nhiều chủ đầu tư phải ngậm ngùi nuốt đắng, nhiều người đang tìm kiếm cơ hội đành tiếp tục trì hoãn và lưỡng lự trước khi rót tiền tỷ vào mô hình nhượng quyền kinh doanh. Nhìn từ vụ việc Mixue, nhà đầu tư cần có những chuẩn bị gì trước khi tìm đến mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ NĂM 2024
-
Tìm hiểu kỹ thông tin về nhượng quyền thương hiệu
Trước khi tham gia nhượng quyền thương hiệu, nhà đầu tư cần nắm rõ kiến thức về nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô nhanh chóng với mức rủi ro thấp nhất. Điều này kéo theo việc nhiều doanh nghiệp bất chấp chào bán nhượng quyền thương hiệu với mức giá hấp dẫn và cam kết hoàn vốn chỉ trong một thời gian, khiến nhiều nhà đầu tư sập bẫy "làm thuê". Do vậy, các nhà đầu tư cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng trước khi lựa chọn hợp tác với thương hiệu nhượng quyền kinh doanh.
-
Tránh mua thương hiệu có tuổi đời “non”
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, Nghị định 35/2008/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 08/2018/NĐ-CP và các thông tư, văn bản có liên quan đến nhượng quyền thương mại thì phía nhượng quyền cần phải hoạt động ít nhất 01 năm mới đủ điều kiện chuyển nhượng thương mại cho người khác.
Bên cạnh đó, để nhượng quyền thành công, phía nhận quyền cần phải xem xét nhiều yếu tố như: Đăng ký kinh doanh; Giấy phép phòng cháy chữa cháy; Đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ;...
-
Cẩn thận với sản phẩm có tính xu hướng “trendy” ngắn hạn
Cuộc đua kinh doanh theo trend chưa bao giờ dừng, khiến nhiều cửa hàng sớm nở thì chóng tàn
Hầu hết các hình thức nhượng quyền thương hiệu mô hình mì cay, trà chanh, sữa chua trân châu có mức giá nhượng quyền chỉ dao động từ 20-100 triệu, mức đầu tư thấp như này đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi chạy theo hình thức kinh doanh theo trend, doanh nghiệp thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian không dài vì số lượng cửa hàng kinh doanh cùng một sản phẩm quá nhiều nhưng nhu cầu lại ngày càng giảm và chạy theo “trend” mới sau đó, khiến nhiều người vỡ mộng.
Trong những năm gần đây, số lượng người có nhu cầu học tập và tìm kiếm trung tâm đào tạo đang ngày càng gia tăng, theo đó là số lượng các trung tâm và trường học đang mở rộng. Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh giáo dục đang ngày càng mở rộng. Với thị trường màu mỡ như thế này, các nhà đầu tư cần chuẩn bị gì trước khi rót vốn kinh doanh lĩnh vực trung tâm tiếng anh?
BÀI HỌC KHI MỞ TRUNG TÂM TIẾNG ANH TỪ NGƯỜI ĐI TRƯỚC
Hiện nay, có nhiều thương hiệu kinh doanh giáo dục lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục tiếng Anh, những cái tên lớn có thể kể đến như: VUS, Apollo, Langmaster, … với hàng chục hàng trăm cơ sở trên toàn quốc, trải dài từ Bắc vào Nam. Vậy nếu ở thời điểm hiện nay, kinh doanh cơ sở giáo dục chỉ với các hoạt động giảng dạy truyền thống thì khó có thể cạnh tranh và thu hút học viên. Vậy nên, nếu đối tác có đam mê lĩnh vực giáo dục thì nhượng quyền trung tâm tiếng Anh chính là một phương án tốt nhất với mức độ rủi ro cực thấp.
Tuy nhiên, khi quyết định mở trung tâm tiếng Anh nhượng quyền, nhà đầu tư cần có những chuẩn bị gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay những chia sẻ từ người có kinh nghiệm mở trung tâm tiếng Anh tại đây nhé!
Nhu Cầu Tại Khu Vực Mở Nhượng Quyền Có Đủ Lớn Không?
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ nhu cầu tại địa phương trước khi kinh doanh
Nhu cầu tại khu vực có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh, do vậy nhà đầu tư cần xác định nhu cầu tại khu vực kinh doanh, liệu ở đó có cần một trung tâm tiếng Anh hay không. Nhu cầu tại địa phương có những tác động đến doanh nghiệp như:
-
Hoạt động kinh doanh cần phù hợp với nhu cầu tại địa phương
Nhu cầu đặt ra quyết định về việc doanh nghiệp có nên mở rộng hoặc giảm quy mô kinh doanh tại khu vực đó. Đồng thời, cần điều chỉnh số lượng học viên tại một lớp để đáp ứng nhu cầu tại địa phương.
-
Chính sách giá cả cần điều chỉnh hợp lý
Nhu cầu có ảnh hưởng lớn đến chính sách giá khóa học tại trung tâm tiếng Anh. Nếu có nhu cầu cao, nhà đầu tư có thể xem xét việc tăng giá để tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong trường hợp nhu cầu giảm, có thể cần áp dụng chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng.
-
Chiến lược tiếp thị tại địa phương cần linh hoạt
Chiến lược tiếp thị cần linh hoạt hướng theo nhu cầu tại địa phương
Nhà đầu tư cần tối ưu hóa quảng cáo và tiếp cận khách hàng dựa trên nhu cầu của địa phương. Bên cạnh đó, khi mở trung tâm tiếng Anh, nhà đầu tư cần tận dụng các kênh truyền thông tại địa phương để tiếp cận mục tiêu một cách hiệu quả. Việc bắt tay hợp tác với doanh nghiệp địa phương để tận dụng các cơ hội hợp tác và xây dựng mối quan hệ cộng đồng là giải pháp tốt trong hoạt động tuyển sinh.
Xem thêm: CHI NHÁNH AMSLINK NHƯỢNG QUYỀN TÍCH CỰC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC TRƯỜNG HỌC
-
Sản phẩm kinh doanh cần đáp ứng đúng nhu cầu tại địa phương
Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn đúng gói nhượng quyền phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu cụ thể tại địa phương.
-
Danh Tiếng Của Thương Hiệu Nhượng Quyền
Danh tiếng của một thương hiệu là yếu tố quyết định sự thành công của nhượng quyền thương hiệu kinh doanh
Danh tiếng của một thương hiệu trong hoạt động nhượng quyền giáo dục luôn được nhiều nhà đầu tư chú trọng đầu tiên.
-
Một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ gia tăng giá trị của thương hiệu và doanh nghiệp tham gia nhượng quyền thương hiệu trung tâm tiếng Anh. Từ đó, doanh nghiệp dễ lấy được lòng tin của khách hàng trong việc chào bán sản phẩm và dịch vụ do được thương hiệu nhượng quyền đảm bảo chất lượng và nhất quán.
-
Trở thành đối tác của thương hiệu lớn, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ chiến lược quảng cáo và tiếp thị từ thương hiệu.
-
Chi nhánh nhượng quyền luôn nhận được sự hỗ trợ chuyên sâu từ thương hiệu nhượng quyền về quảng cáo, tiếp thị, đào tạo nhân sự và nhiều khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh, quản lý và vận hành.
-
Mở trung tâm tiếng Anh nhượng quyền với thương hiệu có danh tiếng sẽ là điểm cộng giúp nhà đầu tư tạo điểm chênh lệch trong cạnh tranh với các đối thủ không có danh tiếng hoặc mới gia nhập thị trường.
-
Sử dụng một thương hiệu danh tiếng tốt sẽ là điều kiện giúp doanh nghiệp có nhiều khả năng thu hút nhân sự tốt và giữ chân nhân viên có chất lượng cao hơn.
Chi Phí Đầu Tư Mở Nhượng Quyền Thương Hiệu Trung Tâm Tiếng Anh
Nhà đầu tư cần hoạch định mức chi phí đầu tư nhượng quyền một cách rõ ràng
Khi quyết định mở trung tâm tiếng Anh nhượng quyền thương hiệu, nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị về chi phí đầu tư. Cụ thể, những danh mục chi phí mà doanh nghiệp cần lưu ý là:
-
Chi phí nhượng quyền
Chi phí trả cho phía thương hiệu để được quyền sử dụng tên thương hiệu, quy trình kinh doanh, và hỗ trợ.
-
Chi phí thiết bị và nội thất
Chi phí mua sắm thiết bị giáo dục, bảng trắng, sách giáo trình, ghế và bàn cho học viên, và các trang thiết bị giáo dục khác.
-
Chi phí trang trí và thiết kế nội thất
Chi phí đầu tư phục vụ thiết kế không gian học tốt nhất cho học viên theo hình ảnh tiêu chuẩn của thương hiệu.
-
Chi phí đào tạo và hướng dẫn
Chi phí đào tạo cho giáo viên và nhân viên về phương pháp giảng dạy, hệ thống quản lý, và các chuẩn mực của thương hiệu.
-
Chi phí tiếp thị và quảng cáo
Chi phí thực hiện chiến lược tiếp thị và quảng cáo để thu hút học viên mới và xây dựng nhận thức về thương hiệu tại địa phương.
-
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của trung tâm và nhà đầu tư có thể cần phải thanh toán trước hoặc đặt cọc.
-
Chi phí thủ tục pháp lý
Nhiều nhà đầu tư thường bỏ quên phần chi phí về thủ tục pháp lý, thường chi phí này sẽ dành cho việc lập hợp đồng, đăng ký doanh nghiệp, và các thủ tục pháp lý khác.
-
Chi phí dự trữ tài chính
Nhà đầu tư cần dự trữ một khoản tiền để đảm bảo có đủ tài chính để vận hành doanh nghiệp trong giai đoạn trước khi hòa vốn.
Sự Hỗ Trợ Và Đào Tạo Của Bên Nhượng Quyền Thương Hiệu
Các hoạt động hỗ trợ và đào tạo từ phía nhượng quyền thương hiệu luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Sự hỗ trợ và đào tạo từ phía nhượng quyền thương hiệu là một phần quan trọng của mô hình nhượng quyền thương hiệu trung tâm tiếng Anh. Hoạt động này nhằm đảm bảo các đơn vị nhượng quyền và duy trì chất lượng, nhất quán. Dưới đây là một số hoạt động hỗ trợ và đào tạo mà bên nhượng quyền thường cung cấp:
-
Đào tạo quy trình hoạt động kinh doanh
-
Đào tạo thông tin sản phẩm và dịch vụ
-
Đào tạo quy trình hoạt động Marketing
-
Đào tạo đội ngũ nhân sự
-
Hỗ trợ tư vấn chọn lựa vị trí
-
Hỗ trợ xây dựng và thiết kế
-
Hỗ trợ hệ thống công nghệ thông tin
-
Hỗ trợ pháp lý
Như vậy, với những chia sẻ trên, Hệ thống Nhượng quyền Trung tâm tiếng Anh Amslink hy vọng nhà đầu tư có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền.