KINH TẾ TRUNG QUỐC GIẢM TỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang gặp tình trạng giảm phát, kéo theo nhiều ảnh hưởng đến những ngành nghề nào của Việt Nam trong thời gian tới? Tìm hiểu ngay.
Xem nhanh

TÌNH HÌNH KINH TẾ TRUNG QUỐC SUY YẾU DO ĐÂU?

Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã trở nên rõ ràng hơn trong những tháng gần đây, cụ thể dữ liệu kinh tế của tháng 7 nhìn chung không đạt kỳ vọng. Và theo cục thống kê Quốc gia công bố, số liệu thất nghiệp ở thanh niên tăng vọt lên mức cao kỷ lục, nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm đáng kể. Đồng thời, lĩnh vực bất động sản cũng đang suy yếu khi nhà phát triển Country Garden đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và bom nợ Evergrande Group đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ vào đầu tháng này. 

Tình hình kinh tế suy thoái của Trung Quốc 2023

Tình hình kinh tế suy thoái của Trung Quốc 2023

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI và CPI lõi đạt -0,2% và 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6 đã làm dấy lên lo ngại về khả năng giảm phát kéo dài tại Trung Quốc. Điều này trái ngược với tình hình kinh tế 2023 của các nước lớn phương Tây đang gặp phải là lạm phát.

CPI và CPI lõi của Trung Quốc đạt -0,2% và 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6

CPI và CPI lõi của Trung Quốc đạt -0,2% và 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6

Trong khi các nền kinh tế 2023 ở Phương Tây đang gia sức phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ gia tăng lạm phát vì nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng trở lại, thì Trung Quốc lại trải qua vấn đề hoàn toàn trái ngược kể từ khi chấm dứt các biện pháp hạn chế do COVID-19 vì sức mạnh của nguồn cung lớn đã điều tiết tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và giá hàng hóa đã được điều chỉnh. Nhưng trong khi nguồn cung tăng thì nhu cầu trong nước chững lại khiến tình hình kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng trì trệ. Bên cạnh đó, việc giảm đòn bẩy trong lĩnh vực tài chính bất động sản cũng đã làm tăng thêm áp lực cho vấn đề giảm phát, ảnh hưởng đến sự đầu tư trong nước và gây ra "dư thừa năng lượng trong sản xuất".

Đứng trước tình hình kinh tế suy thoái năm 2023, nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm kích thích và ổn định tăng trưởng thông qua tín dụng được đánh giá là vẫn chưa đủ để có thể bù đắp lực cản từ thị trường bất động sản. Bởi tác động của những chính sách này là tương đối hạn chế vì vấn đề chính nằm ở phía cầu.

KINH TẾ TRUNG QUỐC SUY YẾU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THẾ GIỚI?

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 1/3 nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Tuy nhiên, đà tăng trưởng chậm của Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh bảo cả thế giới.

Dưới đây là những ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế Trung Quốc đến các nền kinh tế và thị trường tài chính khác:

  1. Thương mại

Phần lớn các nước khu vực Châu Á xem Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với đa dạng ngành hàng như điện tử, thực phẩm, kim loại và năng lượng. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm trong 9 tháng qua do nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân Trung Quốc giảm. 

Ngoài ra, Châu Phi cũng ảnh hưởng nặng nề với giá trị nhập khẩu giảm hơn 14% trong 7 tháng đầu năm 2023.

Dù đến hiện tại, tỷ trọng các mặt hàng như quặng sắt và đồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng, nhưng nếu vẫn duy trì mức độ giảm tốc thì việc vận chuyển có thể sẽ bị cản trở, gây ảnh hưởng đến nhiều công ty khai thác ở Nam Mỹ, Úc và các nước khác.

  1. Lạm phát

Giá thành sản xuất ở Trung Quốc đã giảm đáng kể trong 10 tháng qua, kéo theo chi phí vận chuyển hàng hóa giảm. Điều này là tin đáng mừng cho nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với mức độ lạm phát cao. 

Bên cạnh đó, giá hàng hóa của Trung Quốc khi cập cảng tại Mỹ cũng giảm, đã làm giảm dự báo cơ bản về lạm phát tiêu dùng của Mỹ vào năm 2025.

  1. Du lịch

Đại dịch Covid-19 và nền kinh tế yếu kém đã làm giảm thu nhập của người tiêu dùng Trung Quốc. Đồng thời, thị trường nhà đất sụt giảm càng khiến những người sở hữu BĐS khó khăn hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa để hồi phục tăng trưởng du lịch như trước covid-19, làm ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào du lịch tại Đông Nam Á như Thái Lan.

  1. Tiền tệ

Các thị trường mới nổi trên toàn cầu gặp khó khăn trong việc tránh ảnh hưởng từ biến động Nhân dân tệ

Các thị trường mới nổi trên toàn cầu gặp khó khăn trong việc tránh ảnh hưởng từ biến động Nhân dân tệ

Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đã đẩy đồng Nhân dân tệ giảm hơn 5% so với USD trong năm nay. Điều này gia tăng áp lực lên các thị trường mới nổi khác phải chấp nhận giảm giá để cạnh tranh.

Trên là một số ảnh hưởng từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tác động lên toàn cầu trong giai đoạn suy thoái gần đây. Vậy đối với Việt Nam, nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc sẽ gây ra những cản trở gì đối với kinh tế Việt Nam?

NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC SUY THOÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Trong năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và vẫn là thị trường thương mại xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong đó, các ngành có tỷ lệ xuất khẩu cao sang Trung Quốc như gỗ, rau củ, giấy,... gặp nhiều ảnh hưởng không tốt từ tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2023.

Ngoài ra, đồng nhân dân tệ (CNY) giảm mạnh cũng kéo theo nhiều áp lực lên hoạt động thương mại của 2 nước. Khi tình hình nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng do hàng hóa từ Trung Quốc rẻ hơn. Điều này dẫn đến các mặt hàng nhập khẩu cao từ Trung Quốc như đồ nội thất, sắt thép, vật liệu xây dựng,... được sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là viễn cảnh đã từng xảy ra ở năm 2016 khi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ (CNY) khiến Việt Nam phải hạ đồng VNĐ để ứng phó. Do vậy, tình hình này rất có thể là nguy cơ xảy ra ở thời điểm tới, vì khi cầu trong nước giảm mạnh, quốc gia đó có thể giảm giá trị nội tệ để thúc đẩy sản xuất. 

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất lớn tại Trung Quốc đang trong giai đoạn "ngủ đông" trên ưu thế giá sản xuất thấp, và chắc chắn sẽ trỗi dậy trong tương lai gần, tạo ra dòng sản phẩm hàng hóa giá rẻ xâm nhập các thị trường ở khu vực xung quanh. Khi đó, hàng hóa Việt Nam sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt mà lịch sử đã từng xuất hiện nhiều lần.

Giá trị đồng nhân dân tệ giảm ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề của Việt Nam

Giá trị đồng nhân dân tệ giảm ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề của Việt Nam

Trước nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất, nhất là các chỉ số CPI, PPI của Trung Quốc để hoạch định chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh đa dạng thị trường xuất nhập khẩu để hạn chế rủi ro.

Theo dõi Fanpage Nhượng quyền Trung tâm Tiếng Anh Amslink để biết thêm nhiều thông tin về xu hướng thị trường và kinh tế. 

 

Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink tìm kiếm đối tác nhượng quyền trên toàn quốc
Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink tìm kiếm đối tác nhượng quyền trên toàn quốc

Mọi chi tiết về chương trình nhượng quyền kinh doanh trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/ hoặc liên hệ đến Hệ thống nhượng quyền Anh ngữ Amslink tại Fanpage Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh Amslink

 
Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.