NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH VIỆT NAM: NHIỀU TIỀM NĂNG NHƯNG VẪN “VẮNG BÓNG” TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Sự gia tăng thu nhập và thay đổi cấu trúc dân số đang tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình nhượng quyền kinh doanh phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực đã đưa thương hiệu vươn ra toàn cầu, Việt Nam vẫn gần như “vắng bóng” trên bản đồ nhượng quyền quốc tế. 

Điều gì đang cản bước các thương hiệu Việt trên hành trình chinh phục thị trường toàn cầu? Hãy cùng Nhượng quyền Amslink tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Xem nhanh

 

Hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ trong Quý I/2025, nhà đầu tư kinh doanh cần phải làm gì trước biến động này?

Nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa ghi dấu ấn trên thị trường thế giới

 

1. THỊ TRƯỜNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TẠI VIỆT NAM CÓ NHIỀU TIỀM NĂNG

 

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người cải thiện và cấu trúc dân số chuyển dịch theo hướng thuận lợi, nhiều nhu cầu mới đang dần hình thành sẽ tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh nói chung và nhượng quyền kinh doanh nói riêng phát triển trong 10 năm tới.

 

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, trên thực tế, thị trường nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam hiện vẫn chỉ ở giai đoạn khởi động. Điều này thể hiện qua các điểm sau:

 

  • Số lượng thương hiệu nhượng quyền thành công chưa nhiều

  • Hành lang pháp lý dành cho lĩnh vực này vẫn ở mức cơ bản.

  • Số lượng các công ty tư vấn, hỗ trợ và kết nối nhượng quyền còn ít.

  • Việt Nam gần như chưa hiện diện trên bản đồ nhượng quyền thế giới.

 

Điều này đồng nghĩa với việc thị trường nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Đây là một cơ hội rõ rệt cho cả các thương hiệu bán nhượng quyền và các nhà đầu tư tiềm năng.

 

Nhượng quyền Việt có nhiều tiềm năng phát triển

Nhượng quyền Việt có nhiều tiềm năng phát triển

 

XEM THÊM: DỰ BÁO 05 LĨNH VỰC KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN SẼ “LÊN NGÔI” TRONG NĂM 2025

 

2. VÌ SAO NHIỀU TIỀM NĂNG NHƯ VẬY, NHƯNG VẪN CHƯA CÓ NHIỀU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI?

 

Dù thị trường và điều kiện đang mở ra nhiều cơ hội, số lượng thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế thông qua nhượng quyền vẫn còn rất khiêm tốn. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến:

 

1 - Quy mô doanh nghiệp nhỏ, khó chuẩn hóa mô hình

Phần lớn thương hiệu nhượng quyền kinh doanh Việt Nam xuất phát từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là khởi nghiệp. Họ thường gặp khó khăn trong việc xây dựng quy trình vận hành tinh gọn và đóng gói hệ thống một cách bài bản - yếu tố then chốt để có thể chuyển giao cho đối tác quốc tế.

Khi hệ thống chưa được chuẩn hóa, mỗi điểm nhượng quyền có thể vận hành khác nhau, dễ dẫn đến sai lệch trong chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu. Điều này làm giảm tính thuyết phục với nhà đầu tư và cản trở mở rộng quốc tế.

 

2 - Hệ sinh thái hỗ trợ chưa đầy đủ

Việt Nam hiện vẫn thiếu các đơn vị tư vấn chuyên sâu, tổ chức đào tạo, sàn giao dịch nhượng quyền và các nhà cung cấp giải pháp đi kèm (logistics, công nghệ, phần mềm, marketing...). Điều này khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguồn lực đồng hành để triển khai nhượng quyền bài bản, đặc biệt là khi muốn vươn ra thị trường quốc tế.

 

3 - Một số thương hiệu phát triển thiếu định hướng dài hạn

Không ít thương hiệu nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam được xây dựng với mục đích ngắn hạn đó là ưu tiên mở rộng nhanh và thu phí nhượng quyền, thay vì đầu tư vào phát triển mô hình bền vững. Tình trạng này dẫn đến việc một số nhà đầu tư mất niềm tin vào mô hình nhượng quyền trong nước, tạo ra tâm lý dè dặt và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng toàn ngành.

 

4 - Khoảng cách về kinh nghiệm và năng lực với các nước trong khu vực

So với nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan hay Singapore,... đã phát triển mô hình nhượng quyền từ 20 - 30 năm trước, Việt Nam vẫn là thị trường còn non trẻ. Các doanh nghiệp trong nước hiện mới ở giai đoạn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và từng bước hoàn thiện nền tảng nội tại. Chính khoảng cách về thời gian và kinh nghiệm này cũng là một phần nguyên nhân khiến các thương hiệu Việt khó cạnh tranh khi bước ra thị trường nước ngoài.

 

Việt Nam chưa xuất hiện trên bản đồ Nhượng quyền thế giới

Việt Nam chưa xuất hiện trên bản đồ Nhượng quyền thế giới

 

XEM THÊM: VÌ SAO THƯƠNG HIỆU F&B VIỆT KHÓ BÁN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI?

 

3. LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT KHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

 

Thị trường nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn “non trẻ”, đây là thời điểm thuận lợi để các thương hiệu xây dựng nền tảng vận hành bài bản và mở rộng hệ thống một cách có chiến lược. 

 

Với những thương hiệu đã triển khai nhượng quyền thành công trong nước, có thể cân nhắc phát triển thêm các mô hình mới có cấu trúc tương đồng nhằm tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời từng bước thử nghiệm khả năng mở rộng ra thị trường quốc tế.

 

Đối với các nhóm khởi nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá nhân, nếu đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện mô hình, chuẩn hóa quy trình hay đóng gói sản phẩm để chuyển giao, hai hướng đi khả thi nhất là:

  1. Đầu tư học bài bản về xây dựng mô hình nhượng quyền

  2. Hợp tác với những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để cùng phát triển mô hình từ giai đoạn đầu.

 

Bên cạnh đó, các thương hiệu có tham vọng vươn ra nước ngoài cần sớm đầu tư vào việc chuẩn hóa tài liệu vận hành, xây dựng hệ thống quản lý minh bạch, đảm bảo khả năng nhân bản và vận hành ổn định ở nhiều địa phương khác nhau. Việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn pháp lý tại quốc gia sở tại, cũng như tìm kiếm đối tác phù hợp, nên được thực hiện từ sớm.

 

Cuối cùng, tinh gọn quy trình và kiểm soát chi phí vẫn là yếu tố then chốt. Một hệ thống càng đơn giản, hiệu quả và dễ chuyển giao thì càng có khả năng mở rộng bền vững cả trong nước lẫn trên thị trường quốc tế.

 

Doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh cần xây dựng quy trình bài bản và kiểm soát tốt chi phí vận hành

Doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh cần xây dựng quy trình bài bản và kiểm soát tốt chi phí vận hành

 

XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ KHI MUA NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH GIÁO DỤC

 

Nhượng quyền kinh doanh đang mở ra một hướng phát triển đầy triển vọng cho doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, điều quan trọng không nằm ở tốc độ mở rộng mà ở năng lực xây dựng một mô hình bền vững, có khả năng nhân bản và vận hành ổn định. Khi nền tảng đủ vững, việc vươn ra thế giới sẽ không còn là mục tiêu xa vời.

 

Theo dõi Fanpage Nhượng quyền Trung tâm Tiếng Anh Amslink để biết thêm nhiều thông tin về xu hướng thị trường và kinh tế.

 

NHẬN TƯ VẤN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ

CHƯƠNG TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK

 

Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại: 

Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.