07 CÁCH PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

Nhượng quyền kinh doanh được áp dụng rộng rãi, không chỉ với các “ông lớn” quốc tế mà còn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi hình thức nhượng quyền lại có cơ chế vận hành khác nhau. Việc phân loại rõ ràng các mô hình này giúp nhà đầu tư xác định hướng đi phù hợp với mục tiêu phát triển. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 07 cách phân loại phổ biến, giúp nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan và thực tiễn.

 

Xem nhanh

 

07 cách phân loại các hình thức kinh doanh nhượng quyền

07 cách phân loại các hình thức kinh doanh nhượng quyền

 

1. PHÂN LOẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ

 

Nhóm phân loại này dựa trên dựa trên mục tiêu hoặc cách thức mà nhà đầu tư tham gia vào mô hình, bao gồm các hình thức:

 

  • Nhượng quyền công việc (Job Franchise): Bên nhận quyền được sử dụng một hệ thống kinh doanh và quy trình làm việc đã được xây dựng sẵn để thực hiện một công việc cụ thể, thường mang tính chuyên môn hoặc dịch vụ như dịch vụ vệ sinh, gia sư, chăm sóc người cao tuổi,...

  • Nhượng quyền chuyển đổi: Là hình thức hợp tác trong đó bên nhận quyền sẽ thanh toán một khoản phí để tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất, hệ thống vận hành và nhân sự từ một chi nhánh sẵn có, tiếp tục khai thác kinh doanh dưới thương hiệu của bên nhượng quyền

  • Nhượng quyền đầu tư (Investment Franchise): Bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng góp vốn thực hiện một dự án kinh doanh quy mô lớn. Bên nhận quyền tham gia quản lý, hưởng lợi tức từ phần vốn góp và chia sẻ lợi nhuận dài hạn. 

  • Nhượng quyền phân phối (Distribution Franchise): Tập trung vào việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Đặc trưng ở quyền sử dụng thương hiệu, nhập hàng chính hãng, nhưng ít can thiệp vào cách vận hành tổng thể. Đây cũng là nền tảng của các mô hình nhượng quyền 0 đồng.

 

XEM THÊM: NHƯỢNG QUYỀN 0 ĐỒNG CÓ ĐÁNG TIN?

 

2. PHÂN LOẠI THEO TÍNH TOÀN VẸN CỦA MÔ HÌNH

 

Xét theo tính toàn vẹn của mô hình, trên thị trường hiện có 2 loại mô hình nhượng quyền kinh doanh: nhượng quyền toàn phần và nhượng quyền bán phần. Trong đó, nhượng quyền kinh doanh toàn phần là phổ biến nhất.

 

  • Nhượng quyền kinh doanh toàn phần (Full Business Format Franchise): Bên nhận quyền được chuyển giao trọn bộ mô hình kinh doanh đã được chuẩn hóa. Bên nhận quyền vận hành như một chi nhánh đồng nhất trong hệ thống, đảm bảo tính nhất quán về trải nghiệm thương hiệu.

  • Nhượng quyền kinh doanh bán phần (Non-Business Format Franchise): Với hình thức này, bên nhận quyền chỉ được chuyển giao một số yếu tố nhất định như thương hiệu, sản phẩm hoặc một phần hệ thống kinh doanh. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền ở mức cơ bản, phù hợp với các nhà đầu tư muốn giữ quyền tự chủ cao trong vận hành chi nhánh.

 

Nhượng quyền kinh doanh toàn phần là hình thức phổ biến nhất hiện nay

Nhượng quyền kinh doanh toàn phần là hình thức phổ biến nhất hiện nay

 

XEM THÊM: ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ KHÁC BIỆT CỦA NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TOÀN PHẦN SO VỚI CÁC HÌNH THỨC KHÁC?

 

3. PHÂN LOẠI THEO CÁCH MUA

 

Cách phân loại này dựa trên số lượng đơn vị nhượng quyền mà bên nhận quyền được phép triển khai và phạm vi quyền hạn trong quá trình mở rộng hệ thống:

 

1 - Nhượng quyền đơn lẻ (Single Unit): Bên nhận quyền được cấp phép để mở và vận hành duy nhất một cơ sở kinh doanh.

2 - Nhượng quyền đa đơn vị (Multiple Unit): Bên nhận quyền được phép mở nhiều đơn vị nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định, thường theo lộ trình cụ thể. Hình thức này bao gồm 2 loại là Đại lý phát triển khu vực và Đại lý nhượng quyền độc quyền.

 

  • Đại lý phát triển khu vực (Area Development): Bên nhận quyền được cấp quyền phát triển và vận hành nhiều cơ sở trong một khu vực địa lý cụ thể, nhưng không được chuyển nhượng lại quyền này cho người khác.

  • Đại lý nhượng quyền độc quyền (Master Franchise): Là hình thức cấp quyền cao nhất, cho phép bên nhận quyền không chỉ mở và vận hành nhiều cơ sở mà còn có quyền cấp quyền lại cho đơn vị thứ 3 trong một khu vực hoặc quốc gia.

 

4. PHÂN LOẠI THEO PHẠM VI LÃNH THỔ

 

Với cách thức phân loại theo phạm vi lãnh thổ, có 3 hình thức nhượng quyền sau:

 

  • Nhượng quyền kinh doanh trong nước: như Trung Nguyên E-Coffee, Cafe Ông Bầu, Nước lê thần thánh, Bánh mì Má Hải,...

  • Nhượng quyền kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài: Phở 24, HappiTea, Phở VieThin, Cộng Cà phê,...

  • Nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam: Mixue, McDonald’s, Jollibee, Pizza Hut, Gongcha,...

 

Mô hình nhượng quyền có thể được phân loại theo phạm vi lãnh thổ

Mô hình nhượng quyền có thể được phân loại theo phạm vi lãnh thổ

 

XEM THÊM: VÌ SAO THƯƠNG HIỆU F&B VIỆT KHÓ BÁN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI?

 

5. PHÂN LOẠI THEO CÁCH VẬN HÀNH

 

Phân loại này dựa trên mức độ tham gia trực tiếp của bên nhận quyền vào quá trình vận hành mô hình kinh doanh:

 

  • Nhượng quyền không trực tiếp vận hành (Absentee Franchise): Bên nhận quyền chỉ đóng vai trò đầu tư, không tham gia vào vận hành hằng ngày mà ủy quyền hoàn toàn cho đội ngũ quản lý hoặc bên thứ ba.

  • Nhượng quyền vận hành bán thời gian (Semi-absentee Franchise): Bên nhận quyền tham gia một phần vào quá trình điều hành – thường là ở cấp độ giám sát hoặc quản trị chung, trong khi việc vận hành chính do đội ngũ nhân sự đảm nhiệm.

  • Nhượng quyền chủ sở hữu trực tiếp vận hành (Owner-Operator Franchise): Bên nhận quyền đồng thời là người điều hành trực tiếp mô hình kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn diện từ vận hành đến quản lý đội ngũ.

 

6. PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ THAM GIA ĐẦU TƯ

 

Phân loại này dựa trên việc bên nhượng quyền có tham gia góp vốn đầu tư cùng bên nhận quyền hay không:

 

  • Nhượng quyền không bỏ vốn đầu tư: Đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến. Bên nhượng quyền cung cấp mô hình kinh doanh trong khi bên nhận quyền hoàn toàn chịu trách nhiệm đầu tư tài chính, vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh

  • Nhượng quyền có góp vốn đầu tư (Equity Franchise): Bên nhượng quyền góp vốn và tham gia vào hội đồng quản trị của bên nhận quyền. Số vốn mà bên nhượng quyền góp vào thường bằng chính phần tiền thanh toán trước cho chi phí nhượng quyền lần đầu 

​​​​​​​

7. PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT

 

Phân loại này phản ánh mức độ can thiệp và kiểm soát vận hành của bên nhượng quyền đối với chi nhánh được nhượng quyền:

 

  • Nhượng quyền tham gia quản lý (Management franchise): Bên nhận quyền sẽ sử dụng nhà quản lý đến từ bên nhượng quyền. Họ có thể chịu trách nhiệm về vận hành, quản lý nhân sự, đào tạo, tuyển dụng và đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ tiêu chuẩn thương hiệu.

  • Nhượng quyền không tham gia quản lý: Bên nhượng quyền chỉ cung cấp thương hiệu, hệ thống và hỗ trợ ban đầu, nhưng không trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày. Bên nhận quyền có toàn quyền quản lý và vận hành cơ sở kinh doanh theo tiêu chuẩn đã được chuyển giao, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

​​​​​​​

Bên nhượng quyền có thể tham gia vào việc quản lý cùng bên nhận quyền

Bên nhượng quyền có thể tham gia vào việc quản lý cùng bên nhận quyền

 

Việc nắm bắt các cách phân loại hình thức nhượng quyền kinh doanh không chỉ giúp nhà đầu tư lựa chọn mô hình phù hợp, mà còn là nền tảng để xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, hiểu đúng – chọn đúng mô hình nhượng quyền chính là lợi thế cạnh tranh dài hạn cho cả bên nhượng và bên nhận quyền.

 

NHẬN TƯ VẤN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ

CHƯƠNG TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK

 

 

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí về dự án đầu tư kinh doanh Nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin liên hệ tại: 

​​​​​​​

Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.