VÌ SAO THƯƠNG HIỆU F&B VIỆT KHÓ BÁN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI?

Trong khi hàng loạt thương hiệu F&B quốc tế ồ ạt thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thì ở chiều ngược lại, số lượng doanh nghiệp Việt có thể thành công vươn ra thế giới thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh đến nay vẫn chỉ đếm "trên đầu ngón tay." Điều gì đang cản trở sự phát triển này? Hãy cùng Nhượng quyền Amslink tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Xem nhanh

 

Thương hiệu F&B Việt thường khó nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài

Thương hiệu F&B Việt thường khó nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài

 

1. HAI CHIỀU TRÁI NGƯỢC TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU NHƯỢNG QUYỀN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

 

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, tính từ năm 2007 đến 10/2024 đã có 149 doanh nghiệp nước ngoài ngành F&B đăng ký nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, chiếm 45,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền vào vào Việt Nam. 

 

Trong đó, nhiều nhất là thương hiệu các F&B châu Á bởi văn hóa ẩm thực tương đồng, tần suất sử dụng của người Việt cao. Còn các thương hiệu châu Âu, Mỹ chủ yếu là thức ăn nhanh còn mô hình nhà hàng đầy đủ dịch vụ ít hơn vì thực khách đến với mục đích chính là trải nghiệm.

 

Ở chiều ngược lại, cũng theo Website của Bộ Công Thương, từ năm 2007 đến nay mới có 3 công ty của Việt Nam đăng ký nhượng quyền ra nước ngoài.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, tính đến năm 2024, đã có nhiều thương hiệu Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài và tạo được tiếng vang lớn nhưng chưa được ghi trong danh sách như: Cà phê Trung Nguyên, Cộng Cà Phê, Highlands, Phở VieThin (hoặc Phở Thìn 13 Lò Đúc), HappiTea (tên gọi quốc tế của Phúc Tea),... Tuy vậy, nhìn chung, số lượng và quy mô thương hiệu F&B Việt nhượng quyền ra nước ngoài vẫn còn rất khiêm tốn.

 

XEM THÊM: NỀN KINH TẾ NỬA CUỐI NĂM 2024 KHỞI SẮC: CƠ HỘI NÀO CHO NHÀ ĐẦU TƯ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH?

 

Nhiều thương hiệu F&B nước ngoài nhượng quyền kinh doanh thành công tại Việt Nam

Nhiều thương hiệu F&B nước ngoài nhượng quyền kinh doanh thành công tại Việt Nam

 

2. DOANH NGHIỆP F&B VIỆT KHÓ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH RA NƯỚC NGOÀI DO ĐÂU?

 

Doanh nghiệp F&B Việt Nam có nhiều cơ hội lẫn lợi thế để nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài nhưng quá trình biến những cơ hội đó thành hiện thực vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. 

 

2.1. Việc Xây Dựng Thương Hiệu Chưa Được Chú Trọng

 

Trên thị trường quốc tế, phần lớn các doanh nghiệp F&B từ Âu, Mỹ và Châu Á đã có thương hiệu mạnh, quy mô kinh doanh lớn và hiện diện ở nhiều quốc gia trước khi thâm nhập vào Việt Nam. Những thương hiệu này không chỉ đạt được thành công tại thị trường nội địa mà còn được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và mong muốn trải nghiệm ngay từ trước khi có mặt chính thức. Người nhận nhượng quyền cũng đã có trải nghiệm trực tiếp với thương hiệu ngay tại quốc gia xuất xứ.

 

Hiện nay, mặc dù nhiều doanh nghiệp F&B Việt Nam đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và nhu cầu phát triển thương hiệu cũng ngày càng tăng, nhưng để đạt được thành công, các doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu một cách rõ ràng, tạo sự khác biệt và hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải lấy chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu cốt lõi trong quá trình xây dựng thương hiệu.

 

Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp Việt chưa thật sự đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, dẫn đến việc nhiều thương hiệu trong nước bị đánh giá thấp và khó có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này tạo ra rào cản lớn khi họ muốn cạnh tranh với các đối thủ quốc tế hoặc mở rộng hoạt động thông qua nhượng quyền.

 

Doanh nghiệp F&B Việt cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu trước khi nhượng quyền kinh doanh

Doanh nghiệp F&B Việt cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu trước khi nhượng quyền kinh doanh

 

XEM THÊM: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU F&B: HẤP DẪN NHƯNG NHIỀU “CẠM BẪY”

 

2.2. Mô Hình Quản Lý Chưa Chuyên Nghiệp

 

Trong khi các chuỗi F&B quốc tế khi thâm nhập thị trường Việt Nam thường có sự chuyên nghiệp trong quản trị và mô hình hoạt động, với chiến lược đầu tư dài hạn, đảm bảo duy trì sự ổn định và đồng bộ về chất lượng và dịch vụ ngay cả ở phân khúc bình dân, thì nhiều doanh nghiệp Việt lại thiếu sự chuẩn bị cần thiết. 

 

Để vươn ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần có tầm nhìn toàn cầu, am hiểu về thị trường và mô hình quản lý mang tính quốc tế. Đây là những thách thức lớn và cũng là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp trong nước.

 

Ngoài ra, việc xây dựng các nền tảng quản lý phù hợp và đi theo một lộ trình rõ ràng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công khi bước ra thế giới. Quy trình này gồm ba giai đoạn: tái cấu trúc, nhượng quyền nội địa và cuối cùng là nhượng quyền quốc tế. Không thể bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào mà cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để mỗi bước đi đều chắc chắn và hiệu quả. 

 

Tuy nhiên quy trình trên vẫn là ở mặt lý thuyết, còn về năng lực thực thi, các chuỗi thương hiệu lớn trong lĩnh vực F&B nếu được hỗ trợ bởi các tập đoàn lớn sẽ có khả năng triển khai chiến lược nhượng quyền kinh doanh một cách khả thi. Ngược lại, đối với các thương hiệu nhỏ mới nổi, việc nhượng quyền sẽ là một thách thức rất lớn.

 

Đa số các thương hiệu F&B Việt Nam chưa có mô hình quản lý hiệu quả để nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài

Đa số các thương hiệu F&B Việt Nam chưa có mô hình quản lý hiệu quả để nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài

 

Theo chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á: “Để có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu mô hình và thương hiệu ra thế giới, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ. Hơn nữa, những doanh nghiệp lớn cần nhận thức rằng giá trị cao nhất nằm ở việc xuất khẩu mô hình và thương hiệu, chứ không chỉ là xuất khẩu nguyên liệu hay sản phẩm. Những doanh nghiệp này sẽ tiên phong, dẫn dắt và tạo làn sóng để các thương hiệu nhỏ hơn có thể đi theo và phát triển.”

 

Tóm lại, thương hiệu F&B Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài do chưa có chiến lược thương hiệu rõ ràng và mô hình quản lý chưa đạt chuẩn quốc tế. Để thành công, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao sự chuyên nghiệp, hiểu rõ thị trường quốc tế và chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước phát triển. Điều này sẽ tạo tiền đề cho các thương hiệu Việt vươn xa hơn trên thị trường toàn cầu.

 

Theo dõi Fanpage Nhượng quyền Trung tâm Tiếng Anh Amslink để biết thêm nhiều thông tin về xu hướng thị trường và kinh tế.

 

Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại: 

 

XEM THÊM: THƯƠNG HIỆU PHỞ THÌN: BÀI HỌC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

 

Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.