XU HƯỚNG TIÊU DÙNG 2023 VÀ 3 LƯU Ý TRONG KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG DOANH THU

Biến động năm 2022 - 2023 có làm thay đổi xu hướng tiêu dùng dịp cuối năm và liệu mùa lễ hội trong quý 4 năm 2023 có thể đảo chiều tăng trưởng của các doanh nghiệp? Hãy cùng Amslink tìm hiểu ngay!
Xem nhanh

CƠ HỘI GIA TĂNG DOANH SỐ MÙA LỄ HỘI CUỐI NĂM 2023

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải gồng mình vượt qua vô vàn thử thách nhưng kết quả thu về không có khả quan so với nỗ lực đã bỏ ra trong suốt 3 quý đầu năm 2023.

Biểu đồ so sánh mức độ giảm thu nhập và chi tiêu của Việt Nam so với các nước tại Châu Á - Thái Bình Dương (Nguồn: McKinsey)

Biểu đồ so sánh mức độ giảm thu nhập và chi tiêu của Việt Nam so với các nước tại Châu Á - Thái Bình Dương
(Nguồn: McKinsey)

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây từ McKinsey về chủ đề “Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam hậu đại dịch COVID-19” đã chỉ ra rằng: Người tiêu dùng Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất trên thế giới về mức độ tự tin về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. 

Biểu đồ thể hiện mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam sau COVID-19   (Nguồn: McKinsey)

Biểu đồ thể hiện mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam sau COVID-19  

(Nguồn: McKinsey)

Tuy nhiên, theo xu hướng tiêu dùng năm 2023, quý 4 năm 2023 hay còn được xem là mùa lễ hội là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp kỳ vọng có thể đảo chiều doanh số. Mùa lễ hội là dịp tập hợp hàng loạt các ngày lễ lớn như: Lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán,... được coi là "mùa của tăng trưởng" trong kinh doanh ở đa số các ngành nghề. 

Bên cạnh đó, để tăng trưởng doanh thu vượt trội vào dịp cuối năm, doanh nghiệp cần tham khảo những insights đắt giá sau đây, là định hướng tạo nên những kế hoạch tăng trưởng doanh thu cuối năm 2023.

TÌM HIỂU XU HƯỚNG TIÊU DÙNG VỚI NHỮNG INSIGHTS “ĐẮT GIÁ” VÀO MÙA LỄ HỘI CUỐI 2023

Thấu hiểu insights là bài toán mà mỗi doanh nghiệp cần giải để tìm kiếm xu hướng tiêu dùng năm nay, giúp doanh nghiệp thành công bắt kịp và nắm trọn trái tim người tiêu dùng trong giai đoạn lễ hội cuối năm 2023. Và sau đây là những insights “đắt giá” mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Thái độ mua sắm của người tiêu dùng ngày càng thiết thực hơn

Người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn khi mua sắm

Người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn khi mua sắm

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thái độ mua sắm của người tiêu dùng đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Khi người tiêu dùng phải trải qua sự giảm thiểu mức thu nhập, đồng nghĩa với việc họ sẽ cắt giảm trong chi tiêu. Vì lẽ này, người tiêu dùng đã và đang thận trọng hơn trong việc mua sắm. 

Bên cạnh sự thận trọng khi mua sắm, người tiêu dùng cũng có xu hướng tận dụng triệt để chương trình khuyến mãi và các sự kiện mua sắm lớn để tích trữ hàng hóa từ giờ đến dịp lễ và tết.

Nhưng trong dịp tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng của người tiêu dùng Việt, người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng chi tiêu thoải mái hơn so với nhiều dịp lễ khác trong năm. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán sẽ dần hồi phục trong giai đoạn cuối năm 2023. 

Vì vậy, các doanh nghiệp cần cân bằng giữa yếu tố ngắn hạn và dài hạn trong chiến dịch tăng trưởng doanh thu dịp cuối năm. Dù được dự báo là sẽ phục hồi vào cuối năm nhưng tâm lý tiêu dùng hợp lý vẫn khiến người tiêu dùng lưỡng lự trước những quyết định mua sắm không thiết yếu. Nên để tránh tốn kém quá nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại không như mong đợi, doanh nghiệp cần ưu tiên tập chung vào hiệu suất của các chiến dịch. 

Sự lớn mạnh của e-commerce và tiềm năng của social commerce

Biểu đồ so sánh tỷ trọng mua sắm của các kênh (online, siêu thị, cửa hàng...)

Biểu đồ so sánh tỷ trọng mua sắm của các kênh (online, siêu thị, cửa hàng...)

(Nguồn: Kantar)

Hiện nay, người tiêu dùng thường đánh giá tỉ mỉ giữa giá trị và giá cả. Nên họ sẽ tìm kiếm thông tin, so sánh giá và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Và trong giai đoạn phát triển của thương mại điện tử, đây là hành trình tìm kiếm trải nghiệm mua sắm và giá cả tốt nhất thay vì chỉ là hoạt động mua sắm đơn thuần. 

Thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn và tiện lợi. Điều này kéo theo ngày càng có nhiều người mua sắm trên các nền tảng xã hội. Theo nghiên cứu từ MMA, các nền tảng mạng xã hội đang có tỷ lệ mua hàng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt là nền tảng tiktok khi ra mắt TikTok shop giúp đẩy mạnh sự kết hợp giữa các nhà sáng tạo nội dung và livestream với nhiều chương trình khuyến mãi lớn. 

Số liệu hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội

Số liệu hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội

(Nguồn: MMA)

Do vậy, doanh nghiệp cần có những hoạt động đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và kênh social. Ngoài ra, cũng cần tập trung phát triển những nội dung tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, nhằm thúc đẩy họ mua sắm nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nếu có thể, doanh nghiệp cũng cần tận dụng sự phát triển của livestream và Influencer Marketing để đến gần hơn với khách hàng, giúp gia tăng doanh thu nhanh chóng khi bước vào mùa lễ hội.

Đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng nhờ Influencer Marketing

Influencer Marketing giúp kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và thương hiệu

Influencer Marketing giúp kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và thương hiệu

Những năm gần đây, Influencer Marketing đã trở thành công cụ quan trọng giúp thương hiệu tiến gần hơn với khách hàng. Những người có tầm ảnh hưởng sẽ tạo ra sự kết nối và tương tác với khán giả - những khách hàng tiềm năng của các thương hiệu. 

Với tầm ảnh hưởng của mình, Influencer Marketing mang lại sự gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thay vì chỉ nhận diện thương hiệu là nhà sản xuất, nhà cung cấp thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy họ đang kết nối trực tiếp với người thật có cùng quan điểm và phong cách sống. Từ đó, thương hiệu sẽ được cá nhân hóa và nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng nhiều hơn.

Trải nghiệm mua sắm liền mạch từ online sang offline

Sự liên kết chặt chẽ từ online và offline là yếu tố quan trọng để thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Theo báo cáo từ MMA, có đến gần 40% người tiêu dùng xem xét hồ sơ của người bán. Cụ thể, người tiêu dùng việt Nam khi tiếp cận cửa hàng mới thường có thói quen xem xét các đánh giá của cửa hàng trên trang cá nhân của họ hay xem các đánh giá từ những người đã mua hàng trước đó. 

Nguồn động lực thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trên các kênh từ online sang offline

Nguồn động lực thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trên các kênh từ online sang offline

Nguồn: MMA

Để mang đến trải nghiệm mua hàng liền mạch từ các nền tảng online đến offline thì doanh nghiệp cần phân loại nhóm khách hàng mục tiêu để dẫn dắt đến bước mua hàng đa kênh. 

Có 3 nhóm khách hàng tiêu biểu mà các doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy nhất như:

  • Nhóm khách hàng có tính chu kỳ là nhóm khách không cần chốt đơn mua hàng ngay mà cần tạo mối quan hệ đáng tin cậy và nuôi dưỡng lâu dài để khách hàng tin tưởng vào thương hiệu.

  • Nhóm khách hàng có thời điểm mua hàng đặc thù là những khách E-commerce như mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng,... không có thời gian nghe máy mua hàng trong giờ hành chính.

  • Nhóm khách hàng cần sự tư vấn để ra quyết định mua hàng. 

Nắm bắt tình hình trước mắt, các doanh nghiệp cần có những sự tập trung gì để vạch ra các chiến lược thúc đẩy doanh thu dịp lễ đắt khách? Tìm hiểu ngay ở nội dung sau đây!

3 LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CUỐI NĂM 2023

Với xu hướng tiêu dùng của khách hàng như trên kèm theo sự khó khăn của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp cần hoạch định những kế hoạch tăng trưởng doanh số cuối năm 2023 và tập trung vào các yếu tố sau:

Hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu sâu về hành vi người tiêu dùng trong mùa lễ hội 2023 chính là tìm ra sự khác biệt giữa tâm lý và hành vi khách hàng trong năm nay so với các năm trước. Từ đó, đưa ra hình thức khuyến mãi, giá bán phù hợp với tâm lý và xu hướng của người tiêu dùng. 

Kênh bán và điểm bán

Kênh bán và điểm bán là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của tăng trưởng doanh thu vào dịp cuối năm. Dù đã có mức giá cạnh tranh với ưu đãi khủng nhưng nếu trưng bày ở vị trí vắng khách thì các chiến lược về giá trở nên vô nghĩa.

* Nghiên cứu về "Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam hậu đại dịch COVID-19" của McKinsey chỉ ra rằng:

Hơn 65% người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi phương thức mua sắm. Bên cạnh hình thức mua và hàng thanh toán truyền thống, từ sau dịch COVID-19 đến nay, người tiêu dùng đã chuyển qua cách thức mua hàng ở đa dạng kênh bán như:

  • Mua qua kênh online

  • Mua qua mạng xã hội

  • Mua qua ứng dụng

  • Mua tại cửa hàng và thanh toán qua quét mã QR

  • Mua online và trả phí giao hàng cao hơn để được giao trong ngày. 

  • ...

Sản phẩm chứa đựng giá trị và ý nghĩa

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm lành mạnh và chứa đựng ý nghĩa riêng. Có thể kể đến nhóm thực phẩm sạch hữu cơ, các loại thức uống dinh dưỡng, sản phẩm liên quan đến tính giáo dục,... Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn hơn bình thường để mua về sản phẩm có giá trị tích cực hơn. 

Như vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và thực thi nhiều chiến lược dựa trên xu hướng tiêu dùng năm 2023 để đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi bước vào mùa lễ hội, nhằm giúp gia tăng cơ hội tăng trưởng doanh thu.

Theo dõi Fanpage Nhượng quyền Trung tâm Tiếng Anh Amslink để biết thêm nhiều thông tin về xu hướng thị trường và kinh tế. 

NHẬN TƯ VẤN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK

 

Mọi chi tiết về chương trình nhượng quyền kinh doanh trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại  https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/ hoặc liên hệ đến Hệ thống nhượng quyền Anh ngữ Amslink tại Fanpage Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh Amslink.
Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.