PHỞ 24 “TỤT DỐC” - BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ QUẢN LÝ MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
Phở 24 là một trong những thương hiệu thành công trong việc triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài, xuất hiện tại nhiều quốc gia như Indonesia, Campuchia, Nhật Bản,... Thế nhưng, ngày nay, cái tên Phở 24 dần trở nên mờ nhạt trên bản đồ ẩm thực. Vì sao một thương hiệu từng vươn tầm quốc tế lại thất bại? Hãy cùng Nhượng quyền Amslink tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Phở 24 là bài học về quản lý trong mô hình nhượng quyền kinh doanh
1. PHỞ 24 - TỪ CHUỖI NHÀ HÀNG THÀNH CÔNG ĐẾN “CÚ TRƯỢT DÀI” TRÊN THỊ TRƯỜNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
Trước khi gặp phải những khó khăn hiện tại, Phở 24 từng là thương hiệu dẫn đầu, nổi bật trên thị trường F&B Việt Nam.
1.1. Thời Kỳ “Hoàng Kim”
Phở 24 được sáng lập bởi Tiến sĩ Lý Quí Trung - Chủ tịch Nam An Group. Đây là đơn vị đầu tiên đưa món phở truyền thống vào không gian nhà hàng điều hòa, đồng thời cũng tiên phong triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam.
Các mốc phát triển nổi bật của Phở 24:
-
Tháng 06/2003: Khai trương cửa hàng đầu tiên tại Quận 1, TP.HCM.
-
Cuối năm 2004: Mở cửa hàng tại Hà Nội.
-
Năm 2005: Bắt đầu triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh, phát triển nhanh tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
-
Tháng 06/2005: Khai trương cửa hàng nhượng quyền nước ngoài đầu tiên tại Jakarta, Indonesia.
-
Tháng 06/2006: Khai cửa hàng nhượng quyền nước ngoài thứ hai tại Manila, Philippines.
-
Tháng 09/2006: Nhận đầu tư 3 triệu USD từ VinaCapital, chuyển đổi từ các quản trị theo kiểu gia đình sang quản trị chuyên nghiệp.
-
Cuối năm 2009: Sở hữu hơn 70 cửa hàng trong và ngoài nước, tiếp tục mở rộng ra các thị trường Hồng Kông, Macau, Campuchia, Hàn Quốc, Anh, Úc.
-
Năm 2011: Hợp tác với Seven & I Food Systems - một trong những tập đoàn mạnh nhất Nhật Bản trong ngành bán lẻ và kinh doanh nhà hàng, nhằm đưa Phở 24 đến thị trường Nhật.
Tiến sĩ Lý Quí Trung - Người sáng lập thương hiệu Phở 24
2.2. Tình Trạng “Mua Đi Bán Lại”
Tháng 11/2011, ông Lý Quí Trung bất ngờ chuyển nhượng 100% cổ phần Phở 24 cho Công ty Việt Thái với giá trị 20 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó, công ty Việt Thái đã bán 50% cổ phần cho Tập đoàn Jollibee (Philippines) với giá 25 triệu USD.
Mới đây, theo Business World, Jollibee đã bán toàn bộ cổ phần và chấm dứt thỏa thuận nhượng quyền Phở 24 tại Philippines. Tập đoàn SuperFoods - công ty con thuộc sở hữu 100% của Việt Thái International (VTI) - đã ký thỏa thuận chuyển nhượng Phở 24 cho East - West Restaurant Concepts.
Được biết, East - West Restaurant Concepts là doanh nghiệp mới thành lập từ tháng 2/2023 tại TP.HCM, do ông Thái Phi Đán - đồng sáng lập Highlands Coffee - làm đại diện pháp luật. Theo giấy đăng ký kinh doanh điều chỉnh ngày 22/02/2023, ông Thái Phi Đán hiện giữ chức Tổng Giám đốc Phở 24.
Ở thời điểm hiện tại, Phở 24 chỉ còn 14 cửa hàng, chuỗi nhà hàng này ngày càng thu hẹp và thua lỗ qua từng năm.
Phở 24 tiên phong triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh
2. VÌ SAO PHỞ 24 “TỤT DỐC”?
Dù trải qua nhiều thương vụ chuyển nhượng, Phở 24 vẫn không thể vực dậy như kỳ vọng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu này dần đánh mất vị thế?
2.1. Công Tác Quản Lý Chưa Được Thực Hiện Tốt
Trong mô hình nhượng quyền kinh doanh, việc duy trì chất lượng đồng bộ trên toàn hệ thống là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, Phở 24 mở rộng quá nhanh nên không thể kiểm soát tốt các cửa hàng. Hệ quả là một số điểm bán xuất hiện tình trạng sản phẩm kém chất lượng, thái độ phục vụ kém, từ đó làm ảnh hưởng đến danh tiếng chung của toàn bộ thương hiệu.
2.2. Chi Phí Vận Hành Quá Cao
Phở 24 được định vị là thương hiệu sang trọng với yêu cầu mặt bằng, quy trình vận hành, đào tạo nhân sự và kiểm tra giám sát thường xuyên, kéo theo chi phí quản lý cao.
Ngoài ra, Phở 24 sẽ đầu tư cùng đối tác nhượng quyền kinh doanh tối thiểu 30% với đối tác, làm gia tăng áp lực tài chính.
Việc chi phí vận hành lớn kết hợp với tốc độ mở rộng quá nhanh khiến Phở 24 dễ tổn thương trước các biến động tài chính. Đây cũng là lý do chính khiến thương hiệu không thể tiếp tục sau khi VinaCapital rút vốn.
2.3. Thiếu Lợi Thế Cạnh Tranh
Phở 24 gây ấn tượng nhờ không gian sạch sẽ, phục vụ chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại - những điểm còn thiếu ở quán phở bình dân. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ giúp thu hút khách trong thời gian đầu mà chưa đủ để giữ chân họ.
Trong khi đó, phở địa phương lại có lợi thế rõ rệt: hương vị được tinh chỉnh phù hợp khẩu vị từng vùng, giá cả phải chăng, dễ chiếm cảm tình hơn. Phở 24 áp dụng công thức hương vị đại trà trên toàn hệ thống, giá cao hơn 1,5 - 2 lần, và dịch vụ thiếu đồng bộ giữa các cửa hàng. Tổng thể, Phở 24 thiếu sự khác biệt đủ mạnh để tạo dựng lòng trung thành từ khách hàng.
Không kiểm soát được chất lượng đồng đều là một trong những lý do khiến Phở 24 thất bại
XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ KHI MUA NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH GIÁO DỤC
3. BÀI HỌC VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TỪ THƯƠNG HIỆU PHỞ 24
Câu chuyện của Phở 24 không chỉ phản ánh những thách thức trong việc mở rộng chuỗi, mà còn để lại nhiều bài học giá trị về vận hành và quản lý mô hình nhượng quyền kinh doanh:
-
Kiểm soát chất lượng đồng bộ: Mở rộng nhanh chóng mà thiếu quy trình giám sát chặt chẽ sẽ dẫn tới sự suy giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín thương hiệu.
-
Cân đối tốc độ phát triển và khả năng vận hành: Phát triển hệ thống cần gắn liền với năng lực quản trị nội bộ. Quá trình mở rộng thiếu kiểm soát có thể khiến doanh nghiệp không kịp thích ứng và dễ tổn thương trước các biến động tài chính.
-
Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững: Ngoài việc tạo sự khác biệt ban đầu, thương hiệu cần liên tục đổi mới để giữ chân khách hàng và duy trì sức hút trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Mặc dù không còn giữ được thành công như trước, Phở 24 vẫn là một ví dụ điển hình về nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam. Những khó khăn và thất bại của Phở 24 là bài học quý giá, giúp các doanh nghiệp khác tránh được những sai lầm khi gia nhập thị trường nhượng quyền tại Việt Nam.
XEM THÊM: THƯƠNG HIỆU PHỞ THÌN: BÀI HỌC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK - LỰA CHỌN AN TOÀN CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và xây dựng thành công hơn 20 cơ sở và chi nhánh nhượng quyền, Amslink tự hào là thương hiệu nhượng quyền kinh doanh uy tín với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của quý nhà đầu tư 24/7. Amslink sẽ luôn định hướng các nhà đầu tư tới một mô hình kinh doanh bền vững và mang lại hiệu quả cao.
Nhượng quyền Amslink là sự lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư
Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại:
-
Website: https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/
-
ZaloOA: Amslink English Center
-
Email: tp.nhuongquyen@amslink.edu.vn
XEM THÊM: 7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN TRUNG TÂM TIẾNG ANH AMSLINK