THƯƠNG HIỆU PHỞ THÌN: BÀI HỌC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
Vào năm 2023, “Phở Thìn” đã bất ngờ trở thành tâm điểm của những tranh cãi xoay quanh việc ai mới là người có quyền sở hữu thương hiệu này và những cửa tiệm Phở Thìn được nhượng quyền kinh doanh liệu có “chính gốc” hay không. Hãy cùng Nhượng quyền Amslink khám phá câu chuyện đầy phức tạp và những bài học rút ra từ cuộc tranh chấp này trong bài viết dưới đây!
Thương hiệu Phở Thìn là bài học lớn trong nhượng quyền kinh doanh
1. TÓM TẮT CÂU CHUYỆN TRANH CHẤP
Sự việc bắt nguồn từ bài viết của một số trang báo giới thiệu doanh nhân Đoàn Hải Trung là “truyền nhân” của thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc. Tuy nhiên, câu chuyện truyền cảm hứng này lại bị ông Nguyễn Trọng Thìn - người sáng lập thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc phản ứng gay gắt và tố ông Trung đã ăn cắp thương hiệu của mình.
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, có 03 doanh nghiệp liên quan đến tranh chấp này. Trong đó, Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội và Công ty hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội được ông Trung và ông Thìn góp vốn và làm người đại diện theo pháp luật. Còn Công ty Cổ phần Tập đoàn VieThin có vốn góp của ông Trung và do ông Trung làm người đại diện theo pháp luật.
Chia sẻ với báo chí, ông Thìn không bán nhượng quyền mà chỉ truyền lại công thức và cho phép học viên sử dụng thương hiệu Phở Thìn để kinh doanh và ông Trung là một trong số học viên đó. Ông Thìn cũng cho biết: “Tôi khẳng định giữa tôi và Đoàn Hải Trung không có bất kỳ giấy tờ, hợp đồng nào. Việc Trung tiến hành thành lập công ty và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn không có sự đồng ý của tôi.”
Hiện tại, cả hai bên vẫn đang đấu tranh để giành được quyền sử dụng thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc và quyền phát triển chuỗi nhà hàng cho thương hiệu này.
Ông Nguyễn Trọng Thìn (trái) và Ông Đoàn Hải Trung (phải)
XEM THÊM: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU F&B: HẤP DẪN NHƯNG NHIỀU “CẠM BẪY”
2. AI LÀ CHỦ SỞ HỮU THỰC SỰ CỦA THƯƠNG HIỆU “PHỞ THÌN”?
Theo công bố chính thức trên Website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tính đến ngày 30/09/2024, thương hiệu “Phở Thìn” duy nhất được công nhận thuộc về ông Bùi Chí Đạt - con trai của ông Bùi Chí Thìn (“cha đẻ” của quán “Phở Thìn Bờ Hồ” đầu tiên tại Hà Nội). Ông Đạt đã gia hạn văn bằng bảo hộ 2 lần và lần gần nhất sẽ có thời hạn đến 26/12/2024.
Ông Bùi Chí Đạt là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu “Phở Thìn"
Về phía ông Nguyễn Trọng Thìn, theo tra cứu tại Website, ông đã nhiều lần nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” nhưng đều chưa được chấp nhận do có chứa dấu hiệu “Phở Thìn” đã được ông Đạt đăng ký
Đơn đăng ký của ông Nguyễn Trọng Thìn chưa được công nhận
Về phía ông Đoàn Hải Trung - người đang có mâu thuẫn nhượng quyền kinh doanh với ông Nguyễn Trọng Thìn, cũng đã nộp đơn đăng ký bảo hộ. Trong đó, thương hiệu cá nhân là “Phở VieThin” mới đây đã được cấp văn bằng bảo hộ, còn thương hiệu “Phở Thìn” khác đều chưa được duyệt đơn.
Thương hiệu “Phở Thìn” do ông Trung đăng ký cũng chưa được chấp nhận
“Phở VieThin” đã được cấp văn bằng bảo hộ
3. RỦI RO ĐẾN TỪ VIỆC THƯƠNG HIỆU KHÔNG ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ
Như vậy, theo quy định, việc ông Thìn hay ông Trung cho rằng mình là người sở hữu thương hiệu “Phở Thìn”, sau đó cấp quyền sử dụng thương hiệu cho các bên khác là không phù hợp.
Trên thực tế, ông Nguyễn Trọng Thìn không thực sự nhượng quyền kinh doanh mà chủ yếu là dạy nghề, sau đó cho phép học viên sử dụng tên "Phở Thìn 13 Lò Đúc". Tuy nhiên, nếu một học viên chỉ mở quán phở tại nhà thì khó tác động đến lợi ích của ông Thìn. Nhưng với học viên có chiến lược kinh doanh bài bản (như ông Đoàn Hải Trung) thì hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến vị thế và thương hiệu của ông.
Hơn nữa, việc không bảo hộ và cho phép học viên sử dụng thương hiệu đã dẫn đến việc nhiều quán "Phở Thìn" xuất hiện ở nhiều nơi với chất lượng khác nhau, khiến thực khách khó phân biệt đâu là Phở Thìn 13 Lò Đúc "chính gốc". Điều này có thể tạo ra ấn tượng không tốt về thương hiệu và gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh của ông Thìn.
Với ông Đoàn Hải Trung, trước thương hiệu Phở VieThin, ông Trung đã thực hiện nhượng quyền kinh doanh với thương hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” và mở nhiều chi nhánh dù chưa có quyền sở hữu thương hiệu, đây là việc làm hoàn toàn trái pháp luật. Điều này khiến cho không chỉ ông Trung mà các chủ chi nhánh nhượng quyền kinh doanh dễ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nếu bị truy cứu.
4. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
4.1. Đối Với Thương Hiệu Nhượng Quyền Kinh Doanh
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu trong thời gian sớm nhất dù có kế hoạch nhượng quyền kinh doanh hay không. Vì nếu chậm trễ, doanh nghiệp có khả năng bị người khác xâm phạm tài sản trí tuệ. Hay chính doanh nghiệp lại mắc phải việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác dẫn đến tranh chấp, kiện tụng.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược nhượng quyền kinh doanh, trước khi chuyển giao thương hiệu cho bên khác, doanh nghiệp cần kiểm tra chắc chắn mình là chủ sở hữu của thương hiệu theo quy định của pháp luật, cụ thể là được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
4.2. Đối Với Người Mua
Người mua cần tìm hiểu thương hiệu đó đã đăng ký bản quyền thương hiệu hay chưa, và chỉ nên hợp tác với thương hiệu đã có văn bản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để quyền lợi của bản thân được pháp luật bảo vệ, đồng thời không bị rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Người mua cần yêu cầu phía thương hiệu cung cấp giấy tờ chứng minh đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hoặc tự tra cứu thông tin tại website của Cục Sở hữu trí tuệ để xác minh tính chính xác.
Nhà đầu tư chỉ nên hợp tác với doanh nghiệp đã chứng minh được quyền sở hữu trí tuệ với thương hiệu nhượng quyền kinh doanh
XEM THÊM: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM KHI NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
Bài học từ thương hiệu Phở Thìn là lời nhắc nhở quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư nhượng quyền kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh khốc liệt, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là công cụ pháp lý bảo vệ thương hiệu mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững.
NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK - LỰA CHỌN AN TOÀN CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và xây dựng thành công hơn 16 cơ sở và chi nhánh nhượng quyền, Amslink tự hào là thương hiệu nhượng quyền kinh doanh uy tín với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của quý nhà đầu tư 24/7. Amslink sẽ luôn định hướng các nhà đầu tư tới một mô hình kinh doanh bền vững và mang lại hiệu quả cao.
Nhượng quyền Amslink là sự lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư
Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại:
-
Website: https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/
-
ZaloOA: Amslink English Center
-
Email: tp.nhuongquyen@amslink.edu.vn