CON VÀO LỚP 1, MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển, cùng với việc ba mẹ sẵn sàng đầu tư một cách quyết tâm cho việc học của con là một dấu hiệu tích cực. Với tâm thế "Giáo dục bằng cả trái tim", Amslink đã nghiên cứu và chỉ ra các cách thực hiện đúng để hỗ trợ và giúp cho trẻ có được tâm thế tốt nhất trước khi bước vào một môi trường giáo dục hoàn toàn mới và khác biệt mà không ảnh hưởng đến khả năng học tập lâu dài của trẻ. Từ đó, giải quyết sự mất cân xứng giữa chất lượng đầu ra ở mầm non và chất lượng đầu vào ở tiểu học. Ba mẹ hãy tìm hiểu xem các phương pháp là gì qua bài viết sau nhé.
Xem nhanh


Hiện nay, ngay từ lớp lớn Mẫu giáo, các con đã được là quen dần với chữ viết, kiến thức nền cơ bản của lớp một. Tuy nhiên, số ít các trường có thể dạy con các kỹ năng mềm để hòa nhập với thầy cô mới, bạn bè mới, môi trường mới. Trẻ hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng "sốc" nếu không được xây dựng tâm lý từ đầu. Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, giáo viên, phụ huynh để chuẩn bị cho trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học, từ giai đoạn hoạt động chủ đạo “chơi” sang “học” để trẻ không bị áp lực, hụt hẫng.

1. Chuẩn bị tâm lý vào lớp Một

Giúp bé làm quen với trường Tiểu học. Phụ huynh nên trò chuyện cùng con về việc năm học tới con sẽ chuyển sang trường mới, đặc điểm trường đó thế nào. Nếu có điều kiện, phụ huynh hoặc trường mầm non có thể đưa trẻ đến tham quan trường tiểu học, chỉ cho trẻ biết lớp học, bàn, ghế … Giáo viên mầm non, phụ huynh nên giới thiệu những điều tích cực, thú vị ở trường tiểu học, thay vì hăm doạ các cháu…
 

2. Làm quen với nền nếp, kỷ luật ở trường tiểu học

Trò chuyện cùng trẻ bằng các câu chuyện kể có liên quan đến việc học ở trường tiểu học: giữ trật tự trong lớp, giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc ra ngoài, xếp hàng khi vào lớp, đứng lên chào cô khi vào lớp, tan học… Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì bằng cách yêu cầu trẻ làm một số nhiệm vụ nào đó như vẽ tranh, đồ chữ cái,… bằng cách ngồi trên bàn học ngay ngắn trong khoảng thời gian 30 - 40 phút. Điều này giúp làm gia tăng sự tập trung chú ý cho trẻ, rất có ích cho trẻ khi vào lớp.
 

3. Hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

Dành thời gian để rèn luyện thật thành thạo cho trẻ như: tự thay quần áo, sắp xếp sách vở, tự đi vệ sinh, tự xúc ăn…
 

4. Phát triển kỹ năng giao tiếp, gia tăng sự tự tin cho trẻ

Chẳng hạn rèn kỹ năng lắng nghe khi người khác nói, trả lời khi được hỏi, biết đặt câu hỏi với thầy cô, bạn bè khi thắc mắc, phát âm to rõ. Giáo viên cần chú ý đến sự phát triển, kỹ năng giao tiếp của từng trẻ, hạn chế trả lời chung, nói vuốt theo giáo viên.

Trường mầm non, phụ huynh có thể đưa trẻ tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với nhiều người hơn để các bé tự tin hơn.

5. Phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề cho trẻ

Bằng cách trò chuyện, hỏi đáp với trẻ một số kiến thức phổ thông để kích thích sự tò mò, khám phá, tư duy rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ.

Giáo viên, phụ huynh nên kiên nhẫn làm điều này mỗi ngày, từng chút một bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: cùng xem phim với trẻ, đặt các câu hỏi để trẻ suy nghĩ, giải đáp (nội dung gần gũi với trẻ).

6. Làm quen chữ viết, tính toán

Chỉ ở mức độ làm quen như nhận diện được chữ cái, đồ (tô) theo nét có sẵn, đếm số…, dạy trẻ cách cầm viết, ngồi đúng tư thế, viết được tên mình dù nguệch ngoạc, mục đích để trẻ tự ghi tên vào đồ dùng, sách vở khi cần thiết.

Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Nếu giáo viên dạy tốt những nội dung này cũng là nền tảng cho trẻ bước vào lớp Một.

7. Thi thử + Học trải nghiệm vào lớp 1 theo format mới nhất

Hiện nay, các trường Tiểu học đã công bố phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 1. Mỗi trường sẽ có một phương án khác nhau: làm bài thi test IQ, thi speaking 1-1 với Giáo viên bản ngữ, Học trải nghiệm và chọn lựa từ các buổi đó,... Tham gia thi thử và học trải nghiệm trước khi chuyển cấp là cơ hội giúp con trau dồi kỹ năng, rèn luyện tâm lý, tăng khả năng phản xạ với người "lạ",...

Hiểu được tâm lý của trẻ cũng như sự lo lắng của đông đảo phụ huynh, Amslink đã tổ chức chuỗi hoạt động bổ trợ, dành riêng cho Phụ huynh và học sinh trong độ tuổi chuyển cấp với nội dung chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ làm quen với môi trường mới, sẵn sàng cho giai đoạn chuyển cấp: kỳ THI THỬ VÀ TUẦN HỌC TRẢI NGHIỆM vào lớp 1 hoàn toàn MIỄN PHÍ giúp con tự tin, sẵn sàng cho năm học mới.

ĐĂNG KÝ THI THỬ VÀ HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ
 
Và đối với trẻ lớp Một, vấn đề khó nhất không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết …mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới.
 
Thi thử + học trải nghiệm đúng thời điểm sẽ giúp con vững vàng tâm lý,
xây dựng lộ trình học tập hiệu quả, tiến bộ rõ rệt và đạt mục tiêu nhanh nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm đi đầu trong ngành Giáo dục, nắm bắt nhanh nhạy các thông tin học tập mới nhất Amslink luôn đầu tư bài bản, nghiêm túc vào chương trình học giúp 100% học viên chuẩn bị sẵn sàng, thích ứng nhanh chóng trước mọi thay đổi.

Chào lớp 1, con đã sẵn sàng!

Mọi thắc mắc phụ huynh vui lòng nhắn tin đến m.me/amslink hoặc gọi tới hotline 0945 488 288 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Trân trọng,
Amslink English Center
Đăng ký kiểm tra đầu vào miễn phí
0 0 0 0
0 0 0 0
Hours
0 0 0 0
0 0 0 0
Minutes
0 0 0 0
0 0 0 0
Seconds