Logo
Tài liệu miễn phí
/uploaded/_thumbs/Tai%20lieu%20mien%20phi-01.jpg
Luyện thi Cambridge
Xem thêm
Luyện thi IELTS
Xem thêm
Góc đồng hành cùng Amslinkers
Góc đồng hành cùng Amslinkers
Xem thêm

TUYỆT CHIÊU XÓA TAN ÁP LỰC TRONG PHÒNG THI DÀNH CHO HỌC SINH

Ngày đăng: 21:45 13-03-2020

“Học tài thi phận” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều sau mỗi kỳ thi. Có thể ngày thường con học rất giỏi, chăm chỉ, tư duy tốt nhưng khi vào phòng thi bị áp lực khiến con phân tâm, lo lắng. Cùng Amslink tìm hiểu về các tuyệt chiêu xóa tan áp lực trong phòng thi dành cho học sinh nhé!


 

Áp lực thi cử đến từ nhiều phía: bố mẹ, bạn bè, họ hàng, giáo viên, nhà trường,... ngày càng đè nặng lên vai của các bạn học sinh: xếp hạng trong lớp sau mỗi kỳ thi phải lọt top, phải thi đỗ trường A trường B để “khoe” với anh em, dòng họ,... Những khát khao, ao ước từ bên ngoài vô hình chung khiến con trẻ bị tâm lý, hoang mang và có thể gây ra hệ lụy xấu.

Đối diện với kỳ thi quan trọng như chuyển cấp 5 lên 6, 9 lên 10 hay thi THPT Quốc gia, các con cảm thấy lo lắng, hồi hộp xen lẫn áp lực là điều hoàn toàn bình thường.

Bố mẹ biết con đang chịu áp lực nhưng liệu rằng nguyên nhân sâu xa phía trong bố mẹ có thấu? Áp lực đó đến từ đâu, có giải pháp nào giúp con xóa tan áp lực hay không,... bố mẹ hãy nghiên cứu thật kỹ bài viết sau.

I. Nguyên nhân gây áp lực thi cử cho học sinh

Do nhu cầu và kỳ vọng xã hội ngày càng cao, việc học tập nhiều trở thành yêu cầu bắt buộc để con người có thể đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với đó là các kỳ thi, đánh giá năng lực được diễn ra thường xuyên khiến các em học sinh lúc nào cũng phải gồng mình lên để chiến đấu.


 

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ gia đình, bạn bè hay thầy cô đặt kỳ vọng lên các em quá nhiều. Gia đình không quan tâm lúc nào cũng tạo áp lực cho các em, chỉ cần một bài thi được điểm thấp là y như rằng các em sẽ bị mắng chửi, bị đem ra so sánh hay thậm chí là bị phạt đây là một trong những phương pháp giáo dục sai trái. Dẫn đến các em rất sợ việc học và đặc biệt là sợ những kỳ thi. Trước những  cuộc thi quan trọng giống như THPT và vào lớp 10 điều này càng làm các em trở nên mất kiểm soát, lo lắng và áp lực thi cử ngày càng lớn.

II. Tuyệt chiêu xóa tan áp lực trong phòng thi dành cho học sinh

Trong cuộc chạy đua đến kỳ thi, ngoài việc chuẩn bị cho mình vốn kiến thức vững thì việc có một tâm thế, một sự thoải mái về mặt tâm lý luôn là yếu tố quan trọng góp phần quan trọng giúp thí sinh đạt điểm tối đa, có kết quả thi tốt nhất.

Lo lắng, quá run và mất tự tin sẽ khiến bạn không thể làm bài thi tốt, ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi quan trọng này. Vì vậy, ba mẹ hãy đọc những lời khuyên dưới đây của Amslink để có thể giúp con giảm bớt căng thẳng và lo lắng trước khi vào phòng thi.

1. Không ôn thi quá muộn

Nên nhớ trước ngày thi, các con không nên ôn luyện quá muộn nhé! Thực chất thì, tốt nhất các con không nên ôn luyện gì ngay trước ngày thi. Thời gian đó nên dành hoàn toàn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.

Thời gian sát ngày thi, các con ôn luyện nhưng mà có thể nạp kiến thức vào đầu thật sự không nhiều. Chưa kể, việc học ôn căng thẳng sẽ khiến các con thấy mệt mỏi, rối loạn những tri thức mà các con đã ghi nhớ trước đó.

 

2. Không cố nhồi nhét kiến thức trong vài ngày

Kiến thức ba năm học thật sự là một khối lượng khổng lồ. Ôn thi ngay trước buổi thi không phải là sự lựa chọn khôn ngoan gì bởi vì các con rất dễ rơi vào tình trạng hoảng loạn. Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ trong khi thời gian thì gấp gấp lắm rồi. Hiệu quả của việc học đó sẽ vô cùng thấp kém.

Nên hãy ghi nhớ nằm lòng điều này, việc của con là phải tránh quên kiến thức những năm qua chứ không nhồi thêm kiến thức trong vài ngày.


3. Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi thi

Nếu không có ba mẹ đưa đi thì mà phải đi một mình thì các con nên tìm đường thật kỹ. Tốt nhất là trước buổi thi mấy ngày, các con nên tự đi một lần để nhớ đường. Không nên bỏ ăn sáng vì quá căng thẳng hay lo lắng.

Não thật sự rất cần được bổ sung năng lượng vào mỗi buổi sáng. Chính thức ăn các con nạp vào sẽ giúp cho tư duy của não sinh động hơn, nhanh nhạy hơn là một cái bụng trống không.

 

4. Mang theo nước suối vào phòng thi (nếu được giám thị cho phép)

Trong những ngày hè nóng nực, cơ thể dễ mất nước, sinh ra mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt là trong khi thi, não bộ của con phải hoạt động căng thẳng và liên tục.

Chính vì vậy, việc bù nước kịp lúc cho cơ thể là rất quan trọng, để não được cung cấp đầy đủ oxy và làm việc một cách hiệu quả nhất. Các con nên mang theo một chai nước suối đã bỏ đi lớp vỏ bọc bên ngoài vào phòng thi. Việc này rất tốt bởi vì nước sẽ giúp các con thấy thoải mái hơn. Chưa kể, việc ngồi im một chỗ trong suốt một khoảng thời gian dài sẽ làm cho não thiếu đi sự sáng suốt, nhanh nhạy. Con có thể xin ra ngoài đi lại. Đây là một biện pháp tuyệt vời.

 


Uống nước giúp con giảm áp lực, tâm lý
 

Cách giữ bình tĩnh trong phòng thi là không chỉ uống khi khát, hãy uống khi bế tắc. Điều này giúp làm mới tâm trí, khiến con sảng khoái hơn và đưa ra được những góc nhìn mới để giải quyết vấn đề.

Hãy để bản thân nghỉ ngơi một cách đầy đủ, thật sự thư giãn trước khi bắt đầu thi nhé.

 

5. Mang theo đồng hồ đeo tay để kiểm soát thời gian

Điều này đồng nghĩa với việc các con cần phân bổ thời gian thật hợp lý cho số câu hỏi có trong đề thi. Ví dụ đề thi có 3 câu với thang điểm là 6 - 2 - 2, hãy ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho 2 câu 2 điểm kia. Nếu đề quá dài trong khi thời gian hạn hẹp, hãy cố gắng làm mỗi câu một ít.

Nói cách khác, thí sinh không nên bỏ trống bất kỳ câu nào, dù nó ít điểm. Có thể bạn hiểu rất rõ câu 8 điểm, nhưng nếu dành trọn thời gian cho nó, bạn sẽ chỉ được cao nhất là 8 điểm mà thôi.

Chính vì thế mà các bạn hãy nhớ chuẩn bị cho mình một chiếc đồng hồ đeo tay để đảm bảo rằng, thời gian mình cân đối là hợp lý.

 

6. Để điện thoại ở nhà hoặc nhờ bố mẹ giữ trước khi vào phòng thi

Điện thoại là phương tiện liên lạc cần thiết hằng ngày của ba mẹ và các con, tuy nhiên, trong buổi thi điện thoại lại chính là phương tiện bị CẤM sử dụng. Nếu con đi thi cùng bố mẹ, hãy nhờ bố mẹ giữ hộ hoặc để chúng ở nhà tránh trường hợp quên cất. Bởi khi có hiệu lệnh bóc đề thi và bắt đầu làm bài, dù vô tình hay cố ý mang phương tiện nghe gọi, ghi hình vào phòng thi đều bị lập biên bản. Bố mẹ và các con lưu ý nhé.
 

 

7. Chuẩn bị vật dụng cá nhân đầy đủ

Những thứ đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập thì không nên chỉ mang 1-2 cái. Trái lại, hãy chuẩn bị từ 4-5 cái để đề phòng, đặc biệt là đối với bút. Phải đảm bảo chúng có cùng màu với nhau. Sau đó hãy mặc những bộ quần áo khiến cho bản thân các con tự tin nhất. Trang phục nhiều khi cũng giảm bớt sự lo âu trong lòng các em trước mỗi kì thi.
 

8. Giữ bình tĩnh khi vừa vào phòng thi

Với 30 phút đầu tiên ngồi đợi trước khi mở đề. Hãy chuẩn bị vài câu hỏi vui vui để giao lưu với các thầy cô giáo giám thị hoặc trông thi. Quay sang thân thiện mỉm cười với những người ngồi xung quanh mình. Các con sẽ nhận lại được rất nhiều những nụ cười mới. Điều đó sẽ làm cho các con thấy bình tĩnh và có tâm trạng vui tươi trước khi bắt đầu làm bài.

Đừng ngán ngẩm hoặc khó chịu khi thấy nhiều giám thị ở xung quanh con. Nếu bản thân mình không làm điều gì sai trái thì chính những người thầy người cô đó chính là lá chắn bảo vệ cho các con đấy. Cuộc thi sẽ công bằng hơn rất nhiều, giảm thiểu những hành vi gian lận cũng là giúp cho bài thi của các con có được sự công bằng, không phải sao? Ba mẹ hãy giải thích cho con rõ hơn để con bớt áp lực khi vào phòng thi nhé.
 

9. Giữ bình tĩnh khi đọc đề thi

Tất nhiên sẽ không thiếu những thí sinh quá lo lắng, hoảng hốt khi vừa mới cầm lấy đề thi và đọc lướt nội dung câu hỏi. “Đề khó quá!”, “Đề ra rất nâng cao!”. Nhưng mà hãy nghĩ tới những người khác đang chung phòng với các con, tới hàng chục nghìn những thí sinh khác cũng đều đang trải qua chung thứ cảm giác đó với các con đó.

Tất cả mọi người đều như nhau cả thôi, đề khó cũng không phải chỉ dành riêng cho mình mà. Vậy nên, chỉ cần bình tĩnh lại, cố gắng đọc đề thật kỹ và làm hết khả năng của chính mình là được. Bởi vì bài thi đánh giá đúng trình độ của các con, mấy năm học đều được hiển hiện trên bài thi này. Mình học thật, thi thật thì chẳng có gì mà phải xấu hổ cả.

 

10. Bình tĩnh đến phòng thi và báo với giám thị để được giải quyết nếu lỡ để quên hoặc bị mất giấy tờ trong các buổi thi.

Đây là điều tối kị nhất khi tham gia các kỳ thi. Tuy nhiên, nếu vô tình rơi vào trường hợp của mình, con hãy thật bình tĩnh, vào phòng thi và báo với giám thị trông thi phòng mình, trình bày rõ vấn đề đang gặp phải. Và tất nhiên, tùy vào mức độ, các thầy cô sẽ hỗ trợ con để tham gia kỳ thi.

Tốt nhất, trước ngày thi 01 hôm, con hãy rà soát lại tất cả những giấy tờ cần thiết: phiếu dự thi, chứng minh thư,..., để tất cả chúng vào một túi, sẵn sàng cho các buổi thi.

 

11. Nộp sớm - Không phải là một ý hay

Trong hầu hết các kì thi, các thầy cô giám thị sẽ cho phép thí sinh được nộp bài sau khoảng 2/3 thời gian làm bài. Nếu con đã hoàn thành xong bài làm và chắc chắn về các đáp án của mình, con có thể nộp sớm để tránh cảnh tắc nghẽn khi tiếng chuông hết giờ vang lên.

Tuy nhiên, nộp bài sớm đồng nghĩa với việc con đã tự cắt giảm cơ hội được kiểm tra lại một lần nữa bài làm của mình. Trong một cuộc thi quan trọng, nửa điểm cũng vô cùng quan trọng. Con chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm thật tốt bài của mình, dành thêm vài phút để dò lại cũng là rất xứng đáng mà.

Và điều cuối cùng, thi chuyển cấp quả thật rất quan trọng. Nhưng mà với sự chuẩn bị suốt cả một năm vừa qua thì các con không có gì phải lo lắng hết không nên để áp lực thi cử đeo bám và phải thật tự tin. Đề thi nhất định sẽ bám sát chương trình học và phù hợp với năng lực chung của tất cả các học sinh. Thế nên, đừng lo lắng nữa mà hãy nở một nụ cười thật tươi với tất cả mọi người, các con nhé!
 

Để củng cố kiến thức cũng như tạo điều kiện cho con thử sức với các dạng đề thi, làm quen với áp lực thi cử, khóa học dành cho các bạn cuối cấp tại Amslink giúp các con:

-- Xác định chính xác mức điểm hiện tại của bản thân để có định hướng chọn trường phù hợp

-- Nhận tư vấn lộ trình phù hợp từ Amslink để chinh phục kỳ thi Chuyển cấp, thi vào các trường Chuyên, lớp chọn,...

-- Format đề thi thử bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng cũng như định hướng theo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.

-- Lên kế hoạch ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, đảm bảo không mất điểm câu cơ bản.

-- "Mẹo" học câu nâng cao giai đoạn nước rút

-- Phân phối thời gian một cách thông minh, linh hoạt

-- Rèn tinh thần thép, bản lĩnh vững vàng dưới áp lực phòng thi


Bố mẹ đang quan tâm tới khóa học dành cho học sinh cuối cấp, hãy đăng ký nhận tư vấn tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất:

 

Amslink tin rằng sẽ là bệ phóng vững chắc giúp các con vươn tới những tầm cao mới, hoàn thành nguyện vọng, đồng hành cùng các con và bố mẹ trong chặng đường phía trước.

Mọi thắc mắc phụ huynh vui lòng gọi điện tới tổng đài 024 7305 0384 để được giải đáp.

Trân trọng! 
 

Amslink English Center

Bài viết liên quan


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC MIỄN PHÍ1

x
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC MIỄN PHÍ
Tìm
khóa học
Lịch
Khai giảng
Đặt lich
Test ngay
Liên hệ tư vấn
Vài dòng mô tả form
X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC MIỄN PHÍ