SƠ ĐỒ TƯ DUY - PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỘT PHÁ VÀ HIỆU QUẢ
KHÁI NIỆM
- Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
- Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
Trong sơ đồ tư duy có hai yếu tố bao gồm:
- Điểm trung tâm: Đây chính là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây chính là điểm nút, nơi các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.
- “Nhánh”: Chính là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, người thiết lập bản đồ tư duy có thể trỏ ra những “nhánh” nhỏ hơn, làm rõ nội dung của các đường nhánh lớn.
Ngoài việc sử dụng chữ và các đường kẻ nối nhau trong mindmap, con hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho các đường nhánh và điểm nút trung tâm. Càng trực quan bao nhiêu, bản đồ tư duy của bạn lại càng trở nên hiệu quả và phát huy sức mạnh của nó lên bấy nhiêu.
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI KHI SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
- Liên kết kiến thức: sơ đồ tư duy sẽ giúp các con liên kết kiến thức có liên quan thành một khung kiến thức chung, dễ học, dễ nhớ. Cụ thể, các kiến thức trọng tâm sẽ được phân thành các nhánh nhỏ cụ thể với những từ khóa tương ứng, kết hợp với hình ảnh, màu sắc phù hợp. Chuỗi kiến thức này có quan hệ liên kết và bổ sung cho nhau.
- Bao quát toàn bộ kiến thức: Khi tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy, các em học sinh sẽ có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề, mọi thông tin để giải mã và tư duy não bộ. Từ đó, các con sẽ có cái nhìn toàn bộ, bao quát, hiểu được các mối liên hệ của bài học.
- Phát huy khả năng sáng tạo: Thực tế, não trái của con người là để tư duy hình ảnh, não phải để phân tích thông tin qua hình ảnh. Nhờ vào sơ đồ tư duy, người học có thể tận dụng được hết chức năng của não trái và não phải. Nói cách khác, người học sẽ vận dụng khả năng tư duy, sáng tạo để phân tích cụ thể nhất một vấn đề chính nào đó qua ngôn từ, hình ảnh, màu sắc.
- Ghi nhớ: Chính nhờ đưa ra được kiến thức trọng tâm cùng những phân nhánh kiến thức có liên quan bằng các từ khóa, hình ảnh, người học hay cụ thể là trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Các em sẽ ghi nhớ thông tin trong não bộ và tránh được tình trạng “học vẹt”.
- Cải thiện thời gian học: Có thể thấy rằng, sử dụng mindmap các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian học. Nếu như thực tế hàng ngày các em phải lĩnh hội nhiều kiến thức và lượng kiến thức mỗi ngày một tăng thì việc học thuộc hay nhớ hết mọi vấn đề quá khó. Nhờ sơ đồ tư duy, các em đã có thể đơn giản, rút ngắn những khung kiến thức dài. Chính vì vậy, việc học và nhớ trở nên dễ dàng hơn và từ đó cải thiện được thời gian học hàng ngày.
CÁCH THIẾT LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY HIỆU QUẢ
Bước 1: Xác định từ khóa
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
- Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mindmap của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY
- Thay vì ngừng lại suy nghĩ quá lâu nên viết các tiêu đề phụ nào, các nhánh nào, hình ảnh nào thì hãy viết liên tục vì ý tưởng không phải lúc nào cũng nghĩ ra. Chính vì vậy, các em nên viết liên tục, sau đó khi kiểm tra lại thấy những ý nào không cần thiết thì có thể bỏ.
- Bên cạnh hình ảnh minh họa cho những dòng chữ thì màu sắc sẽ khiến người học dễ dàng học hơn. Màu sắc kết hợp hình ảnh sẽ giúp kích thích học hơn và ghi nhớ lâu hơn.
- Đặc biệt trong một sơ đồ tư duy là các từ khóa. Từ khóa gợi mở sẽ khiến não bộ ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn. Chính vì vậy, các em nên sử dụng nhiều từ khóa hướng mở để khơi gợi tư duy phát triển.
Sơ đồ tư duy của nhóm học sinh trong 1 buổi học tại lớp Anh Chuyên Amslink
Một gợi ý tuyệt vời để con có thể tối ưu hiệu quả học từ vựng tiếng Anh bằng sơ tư duy Mind – map với các phương pháp đột phá não bộ, ghi nhớ bằng cả 2 bán cầu não được nghiên cứu và phát triển tại Amslink, con sẽ có những giờ học thú vị với cách tư duy logic, lựa chọn được các hình ảnh và ý tưởng minh họa thú vị cho bản đồ tư duy của mình. Thông qua bản đồ tư duy Mind-map, ngoài từ vựng con sẽ học thêm về cách phát âm và tăng phản xạ tiếng Anh nhanh nhạy hơn khi giao tiếp.
Ba mẹ muốn xác định trình độ của con, hãy đăng ký đặt lịch và tư vấn miễn phí tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất:
ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY 1 SUẤT KIỂM TRA |
Amslink tin rằng sẽ là bệ phóng vững chắc giúp các con vươn tới những tầm cao mới, đồng hành cùng các con và bố mẹ trong chặng đường phía trước.
Mọi thắc mắc phụ huynh vui lòng gọi điện tới tổng đài 024 7305 0384 để được giải đáp.
Trân trọng
Amslink English Center