KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN: SỰ RÀNG BUỘC HAY HỖ TRỢ TỪ CÔNG TY MẸ?
Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, liệu sự ràng buộc từ công ty mẹ có khiến nhà đầu tư mất đi sự tự do kinh doanh? Hay ngược lại, đó chính là bệ đỡ vững chắc, cung cấp những hỗ trợ cần thiết để chi nhánh nhượng quyền phát triển và mở rộng? Hãy cùng khám phá những mặt đối lập trong kinh doanh nhượng quyền, để hiểu rõ hơn về những gì nhà đầu tư sẽ đối mặt trên hành trình này.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền là sự ràng buộc hay hỗ trợ từ phía công ty mẹ?
1. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN RÀNG BUỘC NGƯỜI MUA KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN
Với kinh doanh nhượng quyền, người mua thường phải tuân theo một số điều khoản ràng buộc do bên nhượng quyền đặt ra. Những điều khoản này có thể bao gồm:
-
Thương hiệu và hình ảnh: Người nhận quyền phải tuân thủ các quy định liên quan đến việc sử dụng thương hiệu, logo, bảng hiệu và thiết kế của công ty mẹ.
-
Phí hàng tháng hoặc hàng năm: Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, người mua thường phải trả một khoản phí định kỳ, có thể là phí cố định hoặc tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
-
Tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn: Công ty mẹ thường yêu cầu người nhận quyền tuân thủ các quy trình vận hành đã được thiết lập, cùng với đó là các tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ và cách thức cung cấp mà công ty mẹ đề ra.
-
Địa điểm và khu vực hoạt động: Người nhận quyền có thể bị hạn chế về khu vực được phép hoạt động, để tránh cạnh tranh nội bộ giữa các cửa hàng nhượng quyền.
-
Nguồn cung ứng: Người mua có thể bị yêu cầu mua hàng hóa, nguyên liệu hoặc dịch vụ từ những nhà cung cấp được chỉ định bởi bên nhượng quyền.
-
Quảng cáo và tiếp thị: Các chương trình quảng cáo, chiến lược marketing thường được quyết định bởi công ty mẹ và người nhận quyền phải thực hiện theo đúng hướng dẫn.
Kinh doanh nhượng quyền thường đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc
XEM THÊM: 4 HÌNH THỨC KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT⁉️
2. SỰ RÀNG BUỘC: “CON DAO HAI LƯỠI” TRONG KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN
Sự ràng buộc trong kinh doanh nhượng quyền gây ra nhiều hạn chế cho chủ đầu tư, tuy nhiên việc này vẫn có khía cạnh tích cực nhất định đối với chi nhánh nhượng quyền.
2.1. Những Thách Thức Và Hạn Chế
Chủ đầu tư sẽ gặp phải một số hạn chế cụ thể do các điều khoản ràng buộc từ bên nhượng quyền đặt ra như:
-
Không sở hữu hoàn toàn về thương hiệu: Chắc hẳn ai cũng biết rằng nếu chỉ là một chi nhánh nhượng quyền thì sẽ không hoàn toàn sở hữu thương hiệu ấy. Ngoài ra, bên mua nhượng quyền còn phải bị chi phối khá nhiều từ thương hiệu chính.
-
Rủi ro hiệu ứng chuỗi: Chỉ cần một trong số rất nhiều chi nhánh của thương hiệu có vấn đề, đồng nghĩa các chi nhánh khác cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
-
Thiếu sự đột phá về sáng tạo: Việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của hệ thống khiến cho các sản phẩm của bên mua nhượng quyền sẽ không được quyền sáng tạo hoặc chỉnh sửa bất kỳ công thức nào.
2.2. Những Khía Cạnh Tích Cực
a. Công ty mẹ đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên toàn hệ thống
Việc đặt ra các tiêu chuẩn cao và nghiêm ngặt mà tất cả các bên nhượng quyền phải tuân thủ không chỉ giúp bảo vệ thương hiệu mà còn tạo ra một trải nghiệm nhất quán cho khách hàng, dù họ ở bất kỳ đâu. Sự đồng nhất này là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lòng tin và giữ chân khách hàng, giúp tăng cường uy tín của cả hệ thống.
Sự ràng buộc trong kinh doanh nhượng quyền vẫn có những hỗ trợ nhất định cho nhà đầu tư
b. Các quy trình và hệ thống đã được kiểm chứng, giúp giảm thiểu rủi ro cho người nhượng quyền
Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, công ty mẹ đã xây dựng và kiểm chứng các quy trình này qua nhiều năm, đảm bảo tính hiệu quả và ổn định. Khi áp dụng các quy trình đã được kiểm chứng, người nhận quyền có thể tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà không phải lo lắng về các vấn đề vận hành cơ bản. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan đến việc thử nghiệm và sai sót.
c. Sự ràng buộc như một hình thức bảo hiểm cho sự thành công
Mặc dù sự ràng buộc từ công ty mẹ có thể bị coi là một giới hạn, nhưng nó thực chất có thể được xem như một hình thức bảo hiểm cho sự thành công. Những quy định và yêu cầu từ công ty mẹ nhằm đảm bảo rằng người nhận quyền luôn đi đúng hướng, tránh xa những quyết định sai lầm.
Thay vì phải tự mày mò, người nhận quyền có thể dựa vào kinh nghiệm và hệ thống đã được chứng minh của thương hiệu mẹ. Điều này không chỉ giúp họ tránh được các cạm bẫy trong kinh doanh mà còn gia tăng cơ hội thành công và phát triển bền vững.
XEM THÊM: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU VÀ KINH DOANH TRUYỀN THỐNG - ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU?
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂN BẰNG GIỮA RÀNG BUỘC VÀ HỖ TRỢ?
Để cân bằng giữa sự ràng buộc và hỗ trợ trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, các nhà đầu tư có thể làm theo những điều sau:
-
Đàm Phán Rõ Ràng Các Điều Khoản Trong Hợp Đồng: Đảm bảo rằng các bên nhất quán về kết quả mong đợi, nhưng không ràng buộc cách thức thực hiện, giúp tạo điều kiện linh hoạt cho sự sáng tạo và giải pháp cá nhân
-
Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Với Công Ty Mẹ: Một mối quan hệ hợp tác tốt với công ty mẹ dựa trên niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng và hiểu lầm.
-
Giao Tiếp Rõ Ràng: Việc duy trì một kênh giao tiếp mở đảm bảo rằng tất cả các bên đều hiểu rõ yêu cầu, mong đợi và các điều khoản trong hợp đồng. Bên cạnh đó, việc phản hồi kịp thời giúp các bên nhanh chóng giải quyết các vấn đề hoặc điều chỉnh các kế hoạch khi cần thiết.
Việc cân bằng giữa sự ràng buộc và hỗ trợ trong kinh doanh nhượng quyền sẽ giúp chi nhánh nhượng quyền phát triển bền vững hơn
Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, các ràng buộc từ công ty mẹ là yếu tố tất yếu nhằm duy trì uy tín và chất lượng thương hiệu. Tuy nhiên, bên nhận quyền cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản này, đảm bảo rằng mức độ ràng buộc là phù hợp và không dẫn đến sự phụ thuộc quá mức.
NHƯỢNG QUYỀN AMSLINK - ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI TOÀN DIỆN CHO ĐỐI TÁC
Với 13 năm kinh nghiệm trong việc vận hành và xây dựng thành công hệ thống hơn 16 chi nhánh nhượng quyền trung tâm tiếng Anh, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink tự tin khẳng định sự vượt trội trong các chính sách và quy trình vận hành mô hình kinh doanh nhượng quyền.
Hợp tác cùng Amslink mở trung tâm tiếng Anh nhượng quyền, quý đối tác sẽ được hỗ trợ giải pháp phát triển trung tâm tiếng Anh bao gồm:
-
Cung cấp chương trình giáo dục - đào tạo độc quyền của Amslink
-
Hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch truyền thông thương hiệu
-
Xây dựng quy trình vận hành tinh gọn và hiệu quả
-
Đào tạo nhân sự, quản lý cấp cao chuyên nghiệp, bài bản
-
Hỗ trợ tối đa từ khi thành lập đến khi vận hành thành công
Và nhiều quyền lợi khác giúp Quý đối tác có thể phát triển ổn định và bền vững trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh.
Tham gia mô hình kinh doanh nhượng quyền cùng Amslink, Quý đối tác sẽ được đảm bảo quyền lợi một cách toàn diện
XEM THÊM: 7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN TRUNG TÂM TIẾNG ANH AMSLINK
Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại:
-
Website: https://nhuongquyen.amslink.edu.vn/
-
ZaloOA: Amslink English Center
- Email: tp.nhuongquyen@amslink.edu.vn