NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU F&B: HẤP DẪN NHƯNG NHIỀU “CẠM BẪY”

Trong bối cảnh các thương hiệu F&B bán nhượng quyền xuất hiện ngày càng dày đặc, việc các nhà đầu tư dễ bị sa chân vào những “cạm bẫy” được che đậy bởi vẻ ngoài hào nhoáng và phải chịu nhiều tổn thất đã không còn là câu chuyện hiếm thấy. Vậy những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B là gì và làm sao để tránh được những nguy cơ đó? Hãy cùng Amslink tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

 

Xem nhanh

 

Nhượng quyền thương hiệu F&B có tiềm năng lớn, tuy nhiên cũng ẩn giấu nhiều rủi ro

Nhượng quyền thương hiệu F&B có tiềm năng lớn, tuy nhiên cũng ẩn giấu nhiều rủi ro

 

1. THỊ TRƯỜNG F&B TẠI VIỆT NAM VẪN TĂNG TRƯỞNG MẠNH

 

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, tính đến hết năm 2023, doanh thu ngành F&B đã ghi nhận mức tăng trưởng 11,47%, đạt tổng hơn 590.000 tỷ đồng. Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023 và đạt mốc hơn 655.000 tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam đang tăng chi tiêu cho việc đi ăn ngoài thêm 5 - 10%. Trên thực tế, trong năm 2023, có gần 15% khách hàng sẵn sàng chi hơn 100.000 đồng cho bữa tối hàng ngày, cao gấp 3,5 lần so với năm 2022. 

 

Quy mô thị trường kinh doanh F&B được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh 

Quy mô thị trường kinh doanh F&B được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh 

(Nguồn: VIRAC, Euromonitor)

 

Các yếu tố trên đã thúc đẩy những người mới khởi nghiệp tham gia lĩnh vực dịch vụ ăn uống và một trong những con đường nhanh chóng là thông qua mô hình nhượng quyền thương hiệu. Vì vậy, mặc dù “cơn lốc” nhượng quyền thương hiệu F&B đã giảm nhiệt so với các năm trước, nhưng đối với nhiều nhà đầu tư, đây vẫn là mô hình kinh doanh có tiềm năng rất lớn.

 

2. NHỮNG “CẠM BẪY” TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU F&B

 

Dù thị trường có lên xuống thất thường nhưng kinh doanh F&B vẫn là một “mỏ vàng” được nhiều người tranh giành và sẵn sàng đầu tư. Sự tham gia thị trường nhượng quyền ồ ạt của các thương hiệu F&B khiến nhiều nhà đầu tư bối rối và dễ bị “sập bẫy” nhượng quyền.

 

2.1. “Bẫy” Pháp Lý

 

“Bẫy” pháp lý trong nhượng quyền thương hiệu F&B thường xảy ra khi thương hiệu nhượng quyền chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý nhưng vẫn tiến hành bán quyền kinh doanh cho người khác. 

 

Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho bên nhận quyền, bao gồm việc không được bảo vệ hợp pháp trong trường hợp tranh chấp xảy ra, khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh, bị xử phạt từ cơ quan chức năng hoặc thậm chí phải đóng cửa nếu thượng hiệu mẹ xảy ra vấn đề pháp lý. 

 

Việc mua nhượng quyền thương hiệu F&B chưa hoàn thành hồ sơ pháp lý sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro

Việc mua nhượng quyền thương hiệu F&B chưa hoàn thành hồ sơ pháp lý sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro

 

XEM THÊM: PHÂN BIỆT ĐÚNG VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH THƯƠNG HIỆU - ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH XÁC MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

 

2.2. “Bẫy” Phụ Thuộc

 

Mọi thương hiệu đều có sự ràng buộc về các tiêu chuẩn chung đối với người mua nhượng quyền thương hiệu F&B. Việc này nhằm mục đích tạo sự đồng bộ và nhất quán của thương hiệu tại các chi nhánh. 

 

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu thiết lập quy định quá mức, khiến nhà đầu tư phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương hiệu mẹ. Vì vậy, trong trường hợp thương hiệu mẹ gặp khủng hoảng, các bên nhận quyền cũng khó lòng tự xoay xở, dẫn đến rủi ro cao trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.

 

2.3. “Bẫy” Cạnh Tranh

 

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư quyết định “xuống tiền” mua nhượng quyền thương hiệu F&B chỉ vì thấy một cửa hàng đông khách. Nhà đầu tư cần hiểu rằng, một cửa hàng bán tốt không có nghĩa là tất cả các cửa hàng nhượng quyền của thương hiệu đó sẽ bán tốt.

 

Bên cạnh đó, một số thương hiệu bán nhượng quyền tràn lan mà không có quy định chặt chẽ về khoảng cách giữa các cửa hàng. Điều này dẫn đến tình trạng các bên nhận quyền không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ thương hiệu bên ngoài mà còn phải đấu tranh với chính các cửa hàng “anh em” trong hệ thống. 

 

Nhượng quyền thương hiệu Mixue là ví dụ điển hình về “bẫy” cạnh tranh 

Nhượng quyền thương hiệu Mixue là ví dụ điển hình về “bẫy” cạnh tranh 

 

XEM THÊM: SẬP BẪY FOMO KHIẾN NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH VỠ MỘNG

 

3. HÃY LÀ NHÀ ĐẦU TƯ TỈNH TÁO 

 

Để tránh các “bẫy” trong nhượng quyền thương hiệu F&B không hề khó. Thực tế, những dấu hiệu không tốt của một thương hiệu thường bộc lộ khá rõ ràng trong quá trình trao đổi và cung cấp thông tin. Để nhận ra những vấn đề tiềm ẩn này, nhà đầu tư cần có sự quan sát tỉ mỉ và tìm hiểu, phân tích kỹ càng như:

 

  • Nghiên cứu thị trường: Với mức độ cạnh tranh như hiện nay, nhà đầu tư cần tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để dự tính nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, để từ đó tính toán lựa chọn một ngách sản phẩm phù hợp và tập trung vốn cũng như nguồn lực đẩy mạnh cho ngách này.

  • Đánh giá độ uy tín của thương hiệu nhượng quyền: Độ uy tín được thể hiện qua tên tuổi và thời gian hoạt động của thương hiệu. Để đảm bảo an toàn, nhà đầu tư nên mua nhượng quyền thương hiệu F&B đã có ít nhất 3 điểm bán và thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần xem xét kỹ chính sách nhượng quyền để đảm bảo quyền lợi của mình.

  • Cân nhắc về sự phù hợp của đôi bên: Nhà đầu tư cần xác định rõ những gì mình đang có (tiền vốn, kinh nghiệm, mặt bằng, kiến thức, mục đích,…) có thật sự phù hợp với đặc điểm của thương hiệu hay không. Lựa chọn an toàn hàng đầu với phần lớn chủ đầu tư – kể cả có hay chưa có kinh nghiệm – luôn là những thương hiệu lâu năm, uy tín, kinh doanh thành công và có cam kết rõ ràng về mặt pháp lý với đối tác.

 

Tuy tồn đọng nhiều bất cập, nhưng nhượng quyền thương hiệu F&B hiện nay vẫn là “mảnh đất vàng” cho những ai ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm mà vẫn muốn tham gia vào ngành F&B. Điểm mấu chốt ở đây là nhà đầu tư cần có kỹ năng nhìn nhận, chọn lọc thương hiệu bán nhượng quyền uy tín, tránh rủi ro không đáng có. 

 

Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

 

NHƯỢNG QUYỀN TRUNG TÂM TIẾNG ANH AMSLINK - HƯỚNG ĐI MỚI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

 

Nhằm mang đến cơ hội đầu tư cho những ai đang tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh an toàn và thu lời lâu dài, Amslink chia sẻ đến các nhà đầu tư mô hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu giáo dục Amslink. Khi tham gia nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi thế hơn so với nhượng quyền thương hiệu F&B như:

 

  • Được lựa chọn linh hoạt trong 4 gói sản phẩm nhượng quyền, tùy thuộc vào tài chính và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư

  • Không có rủi ro hàng tồn kho, hết hạn

  • Có sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh khi xuất hiện biến động xã hội như dịch bệnh, thiên tai,...

 

Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và nhượng quyền giáo dục, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink tự tin khẳng định chất lượng chương trình đào tạo Anh ngữ toàn diện, cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng Quý đối tác làm chủ trung tâm tiếng Anh trên toàn quốc. 

 

Nhượng quyền trung tâm tiếng Anh là hướng đi mới cho các nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền trung tâm tiếng Anh là hướng đi mới cho các nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường nhượng quyền kinh doanh

 

XEM THÊM: 7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN TRUNG TÂM TIẾNG ANH AMSLINK

 

Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại: 

 

Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.