CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM KHI KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN

Khi quyết định mở rộng kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền, doanh nghiệp không chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm, thương hiệu mà còn phải hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan. Bài viết này sẽ điểm qua những vấn đề pháp lý cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp cần quan tâm khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền.

Xem nhanh

 

Vấn đề pháp lý nào doanh nghiệp cần quan tâm trong kinh doanh nhượng quyền?

Vấn đề pháp lý nào doanh nghiệp cần quan tâm trong kinh doanh nhượng quyền?

 

1. ĐIỀU KIỆN VỀ PHÁP LÝ ĐỂ KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN

 

1.1. Điều Kiện Về Chủ Thể Trong Quan Hệ Nhượng Quyền

 

Ở giai đoạn chuẩn bị tiến hành kinh doanh và xác lập mối quan hệ nhượng quyền, doanh nghiệp cần kiểm tra các điều kiện của mình cũng như bên nhận quyền để bảo đảm việc nhượng quyền đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể. 

 

a. Đối với bên nhượng quyền

 

Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã quy định: “Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.” Điều kiện này áp dụng đối với hệ thống kinh doanh, không phải đối với thương nhân. 

 

Bên nhượng quyền cần lưu ý, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập hơn 01 năm, nhưng thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở đầu tiên tính đến khi doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền chưa đủ 01 năm, doanh nghiệp vẫn sẽ chưa đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh nhượng quyền. 

 

b. Đối với bên nhận quyền

 

Trước đây, đã có quy định bên nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với doanh nghiệp nhượng quyền. Tuy nhiên, Nghị định 08/2018/NĐ-CP ra đời đã lược bỏ điều kiện này, vì thế hiện nay, các thương nhân và nhà đầu tư được tự do tham gia vào quan hệ trong kinh doanh nhượng quyền mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ yêu cầu nào.

 

Mặc dù vậy, để đảm bảo lợi ích và sự phát triển của toàn hệ thống, doanh nghiệp vẫn nên đặt ra những yêu cầu về mặt chuyên môn và có sự thỏa thuận chặt chẽ đối với bên nhận quyền.

 

Doanh nghiệp cần kiểm tra các điều kiện của mình và đối tác trước khi tham gia kinh doanh nhượng quyền

Doanh nghiệp cần kiểm tra các điều kiện của mình và đối tác trước khi tham gia kinh doanh nhượng quyền

 

1.2. Điều Kiện Về Hình Thức Hợp Đồng Nhượng Quyền

 

Theo quy định, hợp đồng nhượng quyền giữa các bên phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương mà các bên có thể lưu giữ. Điều này đặt ra một thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong việc bảo vệ những tài sản vô hình như bí mật kinh doanh và bí quyết thương mại, bởi đây là loại tài sản gần như không thể hoặc khó thu hồi trọn vẹn khi hợp đồng nhượng quyền bị vô hiệu.

 

Vì thế, để bảo vệ các dữ liệu mật, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng xây dựng những điều khoản về bảo mật thông tin và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bí mật kinh doanh bị bên nhận quyền sử dụng không hợp pháp hoặc làm lộ cho bên thứ ba.

 

XEM THÊM: THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM TIẾNG ANH

 

2. SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

 

Doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền hoạt động trên tiền đề của sự độc đáo về sản phẩm kinh doanh. Do đó, các yếu tố liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu, bản quyền, bí quyết, bí mật thương mại và tài sản trí tuệ khác cần phải được bảo vệ để ngăn chặn việc sử dụng trái phép.

 

Quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực khi doanh nghiệp nhượng quyền hoàn tất thủ tục đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó, bên nhượng quyền mới chính thức trở thành chủ sở hữu hợp pháp duy nhất, có quyền khai thác, chuyển nhượng hoặc cấp quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm cho các bên nhận quyền. 

 

Doanh nghiệp cần lưu ý hoàn tất các thủ tục pháp lý để bảo hộ thương hiệu trước khi tham gia kinh doanh nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền cần chú ý đến thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ để kịp thời gia hạn khi cần thiết.

 

Doanh nghiệp cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh nhượng quyền

Doanh nghiệp cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh nhượng quyền

 

3. LƯU Ý VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THỨ CẤP 

 

Hoạt động nhượng quyền thứ cấp là một hình thức nhượng quyền mà trong đó bên nhận quyền gốc có quyền nhượng quyền lại cho các bên thứ ba khác. Để thực hiện hoạt động này, bên nhận quyền phải được công ty mẹ chấp thuận bằng văn bản chính thức.

 

Nhượng quyền thứ cấp có thể giúp doanh nghiệp mở rộng nhanh hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tính đồng bộ và nhất quán trong hệ thống kinh doanh và dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho thương hiệu nhượng quyền. 

 

Do vậy, ở giai đoạn bên nhận quyền hỏi ý kiến, doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng về hình thức nhượng quyền thứ cấp cũng như bên thứ ba tiếp nhận nhượng quyền. Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về thời gian phản hồi, vì theo quy định hiện nay, nếu sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của bên nhận quyền mà bên nhượng quyền không phản hồi thì mặc nhiên coi rằng bên nhượng quyền đã chấp thuận việc nhượng quyền thứ cấp.

 

Doanh nghiệp cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh nhượng quyền

Doanh nghiệp cần lưu ý khi có phát sinh yêu cầu về hoạt động nhượng quyền thứ cấp

 

XEM THÊM: 4 HÌNH THỨC KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT⁉️

 

Các quy định pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền và đối tác, đảm bảo sự phát triển bền vững và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Vì thế, các bên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định này trước khi đi đến quyết định hợp tác lâu dài.

 

HỆ THỐNG ANH NGỮ QUỐC TẾ AMSLINK ĐANG TÌM KIẾM ĐỐI TÁC PHÙ HỢP MỞ RỘNG CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM

 

Với sứ mệnh lan rộng chất lượng chương trình học tiếng Anh toàn diện, vững ngữ pháp, giỏi giao tiếp đến nhiều thế hệ học sinh toàn quốc, Amslink tìm kiếm những đối tác nhượng quyền phù hợp cùng làm chủ trung tâm tiếng Anh Amslink. 

 

Cùng Amslink mở trung tâm tiếng Anh nhượng quyền, quý đối tác sẽ không chỉ thu về những con số lợi nhuận mà còn được hỗ trợ giải pháp phát triển kinh doanh nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink: 

 

  • Cung cấp chương trình giáo dục - đào tạo độc quyền của Amslink

  • Hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch truyền thông thương hiệu

  • Xây dựng quy trình vận hành tinh gọn và hiệu quả

  • Đào tạo nhân sự, quản lý cấp cao chuyên nghiệp, bài bản

  • Hỗ trợ tối đa từ khi thành lập đến khi vận hành thành công

 

Làm chủ trung tâm tiếng Anh TOP đầu với mô hình nhượng quyền Amslink

Làm chủ trung tâm tiếng Anh TOP đầu với mô hình nhượng quyền Amslink

 

XEM THÊM: KINH NGHIỆM MỞ TRUNG TÂM TIẾNG ANH TỪ NGƯỜI "THỰC CHIẾN" 10 NĂM TRONG NGÀNH

 

Mọi thông tin chi tiết về nhượng quyền trung tâm tiếng Anh Amslink, Quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại: 

 

Đăng ký nhận tư vấn nhượng quyền
Đối tác chỉ cần để lại thông tin, Amslink sẽ chủ động liên hệ tư vấn chi tiết mô hình nhượng quyền tối ưu chi phí nhất.